Sâu răng là một bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn răng sữa. Bởi lúc này răng có cấu trúc khá yếu, lớp men răng mỏng nên các tác nhân bên ngoài rất dễ làm tổn thương đến răng của bé.
Tình trạng sâu răng nếu đã làm mòn men răng sẽ khiến răng sữa bị mủn, nếu vào đến tủy răng còn gây ra nhiều đau nhức dai dẳng. Vậy bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Có phải nhổ răng không? Theo dõi nội dung bài viết này để có câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
1. Nhận biết tình trạng sâu răng ở bé 5 tuổi
Sâu răng ở trẻ em tiến triển theo từng giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Thông qua đó, bố mẹ có thể nhận biết bé 5 tuổi bị sâu răng nặng hay nhẹ.
1.1 Sâu răng trong giai đoạn đầu (nhẹ)
Ban đầu răng chưa hình thành lỗ sâu mà chỉ bị biến đổi về màu sắc. Trên răng sẽ xuất hiện một vài đốm trắng do vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào men răng của bé. Dấu hiệu này khá khó nhận biết nên thường bị bố mẹ bỏ qua và răng sâu sẽ tiến triển thành giai đoạn 2.
1.2 Sâu răng ở giai đoạn 2 (trung bình)
Ở giai đoạn này răng bắt đầu bị ăn mòn, biểu hiện là các lỗ sâu nâu đen trên bề mặt của răng. Cùng với đó là cơn đau nhức ở những lỗ sâu to làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai và khiến trẻ chán ăn, thậm chí là bỏ ăn.
1.3 Sâu răng ở giai đoạn 3 (nặng)
Khi răng sâu đã tiến triển đến giai đoạn cuối cùng thì bé sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, đau nhiều lần và thành nhiều cơn đau liên tục. Nếu răng sâu đã vào đến tủy răng còn gây ra những cơn đau nhức vào đến tận óc rất khó chịu.
2. Mối nguy hại khi bé 5 tuổi bị sâu răng hàm
Trẻ 5 tuổi bị sâu răng hàm khá thường gặp, cũng vì vậy mà nhiều người cho rằng tình trạng này không đáng lo ngại. Nhưng trên thực tế, sâu răng ở trẻ nhỏ hay người lớn đều gặp phải những hệ lụy cho sức khỏe răng miệng về lâu dài.
- Sâu răng vào tủy gây đau nhức, ê buốt nghiêm trọng khiến trẻ khó chịu, ăn uống khó khăn.
- Trẻ em đau răng biếng ăn sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe toàn thân, nếu kéo dài sẽ làm cơ thể suy nhược, trẻ bị sụt cân, ốm yếu.
- Trẻ 5 tuổi sâu răng hàm có thể gây viêm nhiễm lan rộng, phá hủy cấu trúc răng khiến răng lung lay, gãy rụng.
- Nếu bé bị mất răng sữa sớm do sâu răng sẽ làm mất định hướng, răng vĩnh viễn mọc lên sai vị trí, mọc chen chúc nhau làm sai khớp cắn.
- Nghiêm trọng sâu răng có thể gây ra nhiều biến chứng khác như viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng,…
Như vậy, bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi kỹ tình trạng răng miệng của con. Nếu nhận thấy các bệnh lý sâu răng tiến triển thì nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
3. Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai cũng như hỗ trợ khả năng phát âm của trẻ. Bảo vệ răng sữa đến thời điểm thay răng là điều cần thiết để con phát triển toàn diện.
Đối với những trẻ đã có biểu hiện sâu răng thì cần thực hiện các biện pháp điều trị khác nhau tùy thuộc mức độ bệnh lý. Có thể tiến hành tái khoáng răng, trám răng hoặc có chỉ định nhổ răng.
3.1 Tái khoáng chữa sâu răng cho bé
Đối với trường hợp mới chớm sâu thì cần thực hiện tái khoáng. Với bé 5 tuổi thì việc thực hiện tái khoáng để chữa sâu răng hoàn toàn không gây đau nhức cho trẻ. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu Calcium, Phosphate, Flour để phủ lên lỗ sâu để phục hồi phần men răng bị mất, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.
3.2 Trám răng sâu cho trẻ 5 tuổi
Đối với các giai đoạn nặng hơn thì cần tiến hành lấy tủy răng, sau đó trám bít lỗ sâu cho bé để loại bỏ viêm nhiễm và vi khuẩn. Vật liệu trám được sử dụng là Composite có khả năng ngăn ngừa sâu răng cho bé.
3.3 Nhổ răng sữa bị sâu nặng
Nhiều bố mẹ băn khoăn bé 5 tuổi có nhổ răng được không. Để chữa sâu răng cho trẻ 5 tuổi trước tiên bác sĩ sẽ hướng đến các giải pháp bảo tồn răng. Trừ trường hợp bé đã bắt đầu giai đoạn thay răng sữa hoặc thuộc một số trường hợp dưới đây sẽ có chỉ định nhổ răng sữa bị sâu:
- Răng sữa bị nhiễm trùng chân răng, có nguy cơ gây thiếu sản men răng và áp xe răng ổ răng.
- Răng sữa chết tủy hoàn toàn, viêm tủy răng có mủ ở trẻ em dễ nhiễm khuẩn xuống mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
- Răng bị sâu nặng, điều trị nhiều lần nhưng không thuyên giảm thì cần nhổ bỏ để ngăn ngừa sâu răng lan rộng sang các răng khác cũng như mầm răng vĩnh viễn.
4. Một số mẹo giảm đau răng sâu cho bé
Nếu bố mẹ chưa thể đưa con đến nha khoa để điều trị thì có thể tạm thời áp dụng một số biện pháp dân gian tại nhà để giảm đau cho bé. Nên ưu tiên các loại nguyên liệu lành tính để thực hiện cho trẻ nhỏ.
4.1 Sử dụng nước muối loãng
Nước muối có khả năng kháng khuẩn tốt, giảm nhiễm trùng và giảm đau nhanh chóng cho trẻ em. Nếu bé 5 tuổi bị sâu răng và đau nhức thì mẹ hãy pha cho bé một cốc nước muối ấm để bé súc miệng và ngậm trong ít phút.
4.2 Dùng lá trà xanh giảm đau răng sâu
Bé 5 tuổi bị sâu răng phải làm sao? Có thể sử dụng lá trà xanh giảm đau răng cho trẻ nhỏ. Đây được xem là một phương pháp hiệu quả khi trẻ nhỏ bị sâu răng bởi lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Để chữa đau răng sâu cho bé bằng phương pháp này, mẹ cần sử dụng 2 – 3 lá trà xanh rửa sạch, vò nát và cho bé ngậm ở vị trí sâu răng. Ngậm như vậy trong khoảng 3-5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch, thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ngày.
4.3 Dùng dầu đinh hương
Dầu đinh hương là một loại dược liệu có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, nó được dùng để trị đau răng sâu cho bé đơn giản mà lại rất hữu hiệu. Mẹ cho bé cắn chắn cục bông đã thấm dầu đinh hương để làm dịu cơn đau, nếu bé có nuốt phải tinh dầu thì cũng không đáng ngại vì nó rất an toàn.
4.4 Lá trầu không chữa nhức răng
Cách chữa đau răng cho trẻ 5 tuổi bằng lá trầu không được nhiều bà mẹ áp dụng và nhận thấy những hiệu quả nhất định. Mẹ lấy 2-3 lá trầu không, nghiền nát cùng vài hạt muối, hòa cùng với một ít rượu và để trong vòng 10 phút. Sau đó, mẹ lấy nước cho bé súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.
5. Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ
Đối với trẻ em 5 tuổi hay bất kỳ một độ tuổi nào khác đều cần chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Đây chính là cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhất thông qua việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý.
- Tập cho bé thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, làm sạch toàn bộ các mặt trong ngoài của răng.
- Sử dụng kem đánh răng chứa một lượng Fluor phù hợp với độ tuổi của bé, Fluor có tác dụng củng cố men răng, ngăn ngừa sâu răng.
- Hướng dẫn bé súc miệng nước muối hàng ngày, có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa.
- Hạn chế ăn vặt, đặc biệt là các thức ăn chứa nhiều đường, thức uống có gas, hoặc bú bình sữa vào ban đêm.
Như vậy, bé 5 tuổi có nhổ răng được không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn sâu răng cũng như thời điểm thay răng của bé. Ngay từ đầu để không gặp phải băn khoăn này thì bố mẹ nên chăm sóc kỹ lưỡng hàm răng sữa của bé.
Với chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách chắc chắn sẽ giúp bé có quá trình thay răng thuận lợi và giúp răng vĩnh viễn sau này mọc lên đều đẹp lâu dài.