Nếu đa số trẻ em bắt đầu mọc răng sữa ở thời điểm khi được 6 – 8 tháng tuổi thì vẫn có một số trẻ 3 tháng mọc răng sớm. Điều này khiến không ít cha mẹ lo lắng, liệu mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Cha mẹ hãy tìm hiểu ngay nội dung dưới đây để nắm rõ những kiến thức liên quan và chủ động chăm sóc đúng cách cho trẻ trong giai đoạn này nhé!
Nội dung bài viết
1. Trẻ 3 tháng mọc răng sớm có sao không?
Thời gian mọc răng sữa ở mỗi trẻ là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có trẻ 3 tháng mọc răng sớm nhưng cũng có trẻ em 9 tháng, 1 tuổi vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào.
Việc mọc răng sớm hay muộn ở trẻ là hoàn toàn bình, cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, trẻ 3 tháng tuổi còn quá nhỏ nên những biểu hiện khi mọc răng sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý những biểu hiện cũng như thứ tự mọc răng sữa của bé để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
2. Dấu hiệu mọc răng ở trẻ 3 tháng tuổi
Để xác định chính xác bé có đang mọc răng sữa hay không thì cha mẹ hãy quan sát và theo dõi kỹ lưỡng những dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu. Nếu nhận thấy những biểu hiện dưới đây thì chứng tỏ trẻ đang mọc răng sữa:
2.1 Chảy nhiều nước dãi
Khi răng nhú lên khỏi nướu và lợi, tình trạng chảy nhiều nước miếng sẽ xảy ra và đây là điều hoàn toàn bình thường. Điều này xuất phát từ việc cấu tạo khoang miệng còn nông, chức năng nuốt nước bọt chưa được linh hoạt làm nước dãi chảy ra ngoài.
2.2 Trẻ muốn cắn, nhai, nghiến thường xuyên
Khi răng sữa mọc lên, chắc chắn trẻ sẽ có cảm giác ngứa lợi vô cùng khó chịu. Vì vậy, dấu hiệu mọc răng ở trẻ 3 tháng có thể quan sát được là trẻ luôn muốn gặm hay cắn bất cứ vật gì. Nhiều phụ huynh không biết có thể nghĩ rằng trẻ đang đói và muốn được ăn.
2.3 Hay quấy khóc, khó chịu
Nếu nướu bị sưng đau thì không chỉ trẻ em mà kể cả người lớn cũng sẽ rất khó chịu. Trẻ sẽ thể hiện sự gắt gỏng, khó chiều hơn so với bình thường. Thậm chí là quấy khóc, bỏ ăn do mệt mỏi, khó chịu.
2.4 Tình trạng đi tướt khi mọc răng
Trong một số trường hợp trẻ sẽ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
2.5 Trẻ bị sốt và ho
Bị sốt và ho là một trong những dấu hiệu mọc răng ở trẻ 3 tháng tuổi khá thường gặp. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không quá nghiêm trọng như sốt nhẹ khoảng 38-38,5 độ hay ho nhẹ không kèm theo cơn sốt.
Xem thêm: Trẻ nứt lợi bao lâu thì mọc răng?
3. Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sữa sớm ở 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng mọc răng sớm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do di truyền bẩm sinh hoặc do chế độ dinh dưỡng của trẻ.
3.1 Di truyền khiến trẻ 3 tháng mọc răng sớm
Ở những gia đình có cha hoặc mẹ từng mọc răng sớm thì có khả năng con sinh ra sẽ di truyền yếu tố này. Ngoài ra, trẻ 3 tháng mọc răng sớm, cũng có thể mọc nhiều răng sữa cùng lúc.
3.2 Dinh dưỡng từ Canxi, Vitamin D
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc bé mọc răng sớm hay muộn. Nếu như cơ thể của bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như Canxi, Vitamin D,… thì quá trình mọc răng sẽ diễn ra nhanh hơn và có khả năng trẻ 3 tháng mọc răng sớm.
4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 3 tháng mọc răng sớm?
Giai đoạn mọc răng ở trẻ nhỏ sẽ kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu, đau nhức nướu lợi, biếng ăn,… đặc biệt là khi trẻ 3 tháng mọc răng sớm. Khi đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ theo hướng dẫn sau đây để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh.
4.1 Chế độ bú phù hợp cho trẻ nhỏ
Với những trẻ 3 tháng mọc răng sớm vẫn đang trong giai đoạn bú sữa, chưa ăn dặm thì lúc này việc bổ sung dưỡng chất sẽ nhờ vào sữa mẹ. Để có nguồn sữa chất lưỡng, giàu dinh dinh dưỡng thì mẹ nên chú ý ăn uống đầy đủ, đặc biệt bổ sung các loại Vitamin D, Canxi, Sắt, khoáng chất,…
Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc nhiều và chán bú thì giải pháp lúc này là vắt sữa ra bình để trẻ mút bằng ti giả. Như vậy cũng sẽ làm giảm bớt tình trạng ngứa lợi ở trẻ và giúp con cảm thấy ngon miệng hơn.
4.2 Vệ sinh răng nướu cho bé
Dù là ở trẻ 3 tháng mọc răng sớm hay chưa mọc răng thì việc vệ sinh nướu mỗi ngày vẫn cần được chú trọng. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn trong miệng và phòng tránh viêm nhiễm răng nướu cho bé.
Để vệ sinh nướu răng cho trẻ thì mẹ nên dùng gạc tiệt trùng quấn vào đầu ngón tay, sau đó thấm nước muối sinh lý để lau miệng, nướu của con. Đồng thời massage nhẹ nhàng vùng nướu sắp mọc răng để làm dịu cảm giác đau nhức nướu hiệu quả.
Cha mẹ lưu ý lựa chọn loại nước muối sinh lý tiêm truyền, đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn và an toàn tuyệt đối cho em bé.
4.3 Chăm sóc đúng cách dựa trên những biểu hiện mọc răng ở trẻ
Bên cạnh việc ăn uống và vệ sinh nướu răng cho trẻ, thì khi trẻ mọc răng thì cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng của con để chăm sóc hiệu quả.
- Trẻ thường xuyên chảy nước miếng thì mẹ nên dùng khăn mềm và sạch sẽ để thường xuyên lau miệng cho trẻ.
- Cho trẻ chơi ti giả, vòng ngầm được làm lạnh để giảm cảm giác đau nướu.
- Thường xuyên trò chuyện, chơi đùa và an ủi trẻ bằng cách ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn để trẻ quên đi cảm giác khó chịu.
- Nếu trẻ 3 tháng mọc răng sớm bị sốt thì cần dùng khăn ấm để chườm và lau người cho trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt cao kèm trên 39 độ cùng những triệu chứng ngủ li bì, co giật thì cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Trẻ 3 tháng tuổi mọc răng sớm không phải là hiện tượng bất thường đáng lo ngại. Tuy nhiên, giai đoạn này sẽ khó khăn hơn rất nhiều bởi trẻ còn bé và chưa thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Do đó, cha mẹ cần cố gắng chăm sóc con cẩn thận để tránh bé bị sụt cân, ốm yếu, nếu cần thiết thì hãy liên hệ với phòng khám răng cho bé để được bác sĩ tư vấn và can thiệp đúng cách.