CẢNH BÁO: Tác hại của việc lấy cao răng sai cách, sai kỹ thuật
Về cơ bản, lấy cao răng là kỹ thuật an toàn, không gây hại cho răng miệng, nhưng nếu thực hiện sai cách thì tác hại của việc lấy cao răng là rất đáng lo ngại.
Lấy cao răng có tác dụng làm sạch các mảng bám cứng và vi khuẩn lâu ngày trên răng, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả. Nhưng liệu lấy cao răng có ảnh hưởng xấu đến răng lợi không? Tác hại của việc lấy cao răng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé!
1. Lấy cao răng có tốt không? Những lợi ích mang lại
Nếu bạn đang lo ngại về tác hại của việc lấy cao răng thì cũng nên hiểu rõ lý do tại sao bác sĩ khuyến khích nên lấy cao răng định kỳ. Thực chất, lấy cao răng là kỹ thuật tốt và mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Làm sạch mảng bám đen trên răng, cải thiện thẩm mỹ và hơi thở thơm mát hơn.
- Cạo cao răng loại bỏ vi khuẩn, mảng bám gây viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu.
- Giảm thiểu nguy cơ sâu răng, làm hỏng men răng do cao răng và vi khuẩn.
- Vi khuẩn cao răng gây ra một số bệnh ở niêm mạch miệng, bệnh ở vùng mũi họng nên cần thực hiện lấy cao răng định kỳ.
2. Lấy cao răng có gây hại gì không?
Về cơ bản, lấy cao răng tại nha khoa không gây xâm lấn hay tổn hại gì đến men răng tự nhiên mà chúng chỉ cạo đi lớp cao răng cứng có nguy cơ gây hại cho răng miệng. Do đó, đây là biện pháp nha khoa an toàn được khuyến cáo thực hiện, thường thì tốt nhất nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Để lấy cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để thao tác trên răng, dần tách rời lớp cao răng cứng bám chặt ở chân răng và cả dưới nướu, sau đó vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Với bác sĩ tay nghề cao, thiết bị nha khoa hiện đại thì mọi thao tác cạo cao răng sẽ được thực hiện nhẹ nhàng mà không tác động gì đến răng và mô lợi, không gây ra cảm giác đau nhức.
Tuy nhiên, nếu là bác sĩ mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm thì rất dễ điều khiển máy lấy cao răng sai hướng, làm tổn thương nướu lợi và men răng. Thậm chí những tác hại của việc lấy cao răng còn nghiêm trọng hơn nữa nếu không được xử lý kịp thời.
Xem thêm: Quy trình lấy cao răng gồm mấy bước? Mất thời gian bao lâu?
3. Tác hại của việc lấy cao răng sai cách
Thực tế, lấy cao răng được khuyến khích thực hiện vì mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe răng miệng con người. Hiện nay, kỹ thuật này được được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các phòng khám trong nước. Do đó, có không ít khách hàng chủ quan trong việc lựa chọn phòng khám để thực hiện, nếu chẳng may gặp phải nha khoa kém chất lượng thì sẽ gây ra nhiều tác hại của việc lấy cao răng sai cách, sai kỹ thuật.
Dưới đây là một số tác hại phổ biến nhất khi lấy cao răng sai cách:
3.1 Tổn thương mô mềm
Cao răng không chỉ xuất hiện ở bề mặt của răng mà còn nằm sâu ở dưới nướu, khi đó việc lấy cao răng không cẩn thận sẽ rất dễ làm tổn thương đến nướu lợi gây đau nhức, chảy máu. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng cũng sẽ khiến nhiều người cảm thấy e ngại và lo lắng về tác hại của việc lấy cao răng.
3.2 Bào mòn men răng
Một trong những băn khoăn của nhiều khách hàng khi điều trị cao răng chính là lấy cao răng có làm mòn răng không? Do lớp cao răng rất cứng và bám chặt trên bề mặt của răng nên việc di chuyển máy cao vôi răng sai vị trí hoặc với tần số rung quá cao có thể làm tổn thương men răng.
3.3 Nhiễm trùng mô nướu
Yếu tố vô trùng, vô khuẩn trong nha khoa rất quan trọng, dù là kỹ thuật cơ bản nhưng muốn cạo cao răng tốt, hạn chế rủi ro thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố này. Mỗi khách hàng cần được sử dụng một bộ dụng cụ riêng biệt đã được khử khuẩn sạch sẽ. Bởi nếu dùng chung dụng cụ thì có thể dẫn tới tình trạng lây nhiễm chéo các bệnh lý, các dụng cụ không sạch sẽ có thể gây nhiễm trùng khi mô nướu đã bị tổn thương.
4. Lấy cao răng an toàn, không biến chứng tại Nha khoa Trẻ
Dù lo lắng về tác hại của việc lấy cao răng nhưng bạn vẫn nên cân nhắc việc lấy cao răng định kỳ theo khuyến cáo của nha sĩ. Bởi tác hại của việc không lấy cao răng cũng nghiêm trọng không kém, có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, tiêu xương hàm có nguy cơ gây mất răng.
Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm kiếm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để lấy cao răng an toàn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cơ sở nha khoa uy tín như Nha khoa Trẻ được rất nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao tự tin sẽ giúp bạn có quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.
Bạn sẽ không cần phải lo lắng về tay nghề điều trị của bác sĩ hay thiết bị nha khoa tại đây bởi chúng tôi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có kiến chứng chuyên môn vững vàng. Công nghệ lấy cao răng siêu âm hiện đại hạn chế tối đa các tác hại không mong muốn cho khách hàng. Từ đó, bạn có thể yên tâm để điều trị, tránh xa các tác hại của việc lấy cao răng sai cách, sai kỹ thuật.
Tham khảo: Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?
Lấy cao răng có tác dụng gì đối với sức khỏe răng miệng?
Với bài viết ở trên chia sẻ về tác hại của việc lấy cao răng cũng như giải đáp “lấy cao răng có tốt không” hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng của mình. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài thì hãy lưu ý đến việc lấy cao răng và thăm khám nha khoa định kỳ, như vậy sẽ kiểm soát tốt được các nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa