Cao răng mặc dù không phải là bệnh lý răng miệng nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đáng lo ngại cho sức khỏe. Đặc biệt là cao răng cấp độ 3, cao răng đã lan rộng dưới nướu thì rất dễ gây viêm nhiễm. Khi đó, việc lấy cao răng là rất cần thiết để giữ cho hàm răng luôn sạch sẽ, hơi thở thơm mát và tránh xa khỏi bệnh tật. Vậy quy trình lấy cao răng như thế nào? Gồm mấy bước? Mất thời gian bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Cao răng là gì? Tác hại của cao răng như thế nào?
Cao răng hình thành từ các mảng bám và mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng, thường tập chung ở vị trí xung quanh cổ chân răng hoặc dưới nướu. Cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, đối với người hút thuốc lá thì cao răng có màu vàng sẫm. Nếu có hiện tượng chảy máu chân răng và làm nhiễm màu cao răng sẽ thì chuyển thành cao răng huyết thành có màu nâu đỏ.
Khác với các mảng bám thông thường thì cao răng rất dày và cứng, cao răng không thể làm sạch được bằng cách chải răng hay vệ sinh răng miệng tại nhà. Nếu không xử lý sớm thì cả ổ vi khuẩn trong nó sẽ tấn công vào mô nướu quanh răng và gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng.
- Ở mức độ nhẹ thì cao răng sẽ gây viêm nướu, sưng tấy, chảy máu,… nhưng không quá nguy hiểm và có thể phục hồi trở lại bằng cách loại bỏ cao răng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Nghiêm trọng hơn khi viêm nướu tiến triển nặng, cao răng tích tụ ngày càng nhiều dẫn đến viêm nha chu. Khi đó các tổ chức nâng đỡ răng đã bị tổn thương khiến hàm răng ngày càng suy yếu, có nguy cơ lung lay và gây mất răng.
- Ngoài ra các biến chứng nguy hiểm hơn nữa có thể xảy ra bao gồm viêm tủy ngược dòng, các bệnh ở niêm mạc miệng như lở miệng, viêm amidan, viêm họng,…
Để phòng ngừa các nguy cơ ở trên thì bác sĩ khuyến cáo nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Mặc dù đây là kỹ thuật cơ bản nhưng bạn vẫn cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện đúng quy trình lấy cao răng, đúng kỹ thuật để tránh đau nhức hay chảy máu sau điều trị.
Xem thêm: Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?
2. Quy trình lấy cao răng gồm mấy bước?
Một quy trình lấy cao răng đúng chuẩn sẽ được thực hiện tối ưu bởi bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị. Lấy cao răng bằng sóng siêu âm sẽ giúp loại bỏ cao răng một cách triệt để mà không làm tổn thương đến răng và nướu.
Dưới đây là các bước trong quy trình lấy cao răng an toàn, đạt chuẩn đang được áp dụng tại Nha khoa Trẻ:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trước khi tiến hành lấy cao răng thì cần thực hiện thăm khám tổng quát răng miệng, xác định mức độ cao răng cũng như sức khỏe răng miệng. Từ đó sẽ giúp quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn và hiệu quả.
- Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ
Bước vệ sinh răng miệng trước khi điều trị là rất quan trọng trong quy trình lấy cao răng để đảm bảo môi trường khoang miệng sạch khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Bước 3: Tiến hành cạo cao răng
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng máu siêu âm, với đầu máy di chuyển linh hoạt sẽ tách rời cao răng một cách nhẹ nhàng ở xung quanh răng và cả phía dưới viền nướu. Nếu bác sĩ tỉ mỉ, cẩn thận thì sẽ không tác động gì đến răng thật hay các tổ chức quanh răng, khi đó khách hàng cũng sẽ không cảm thấy đau nhức hay gặp phải tình trạng chảy máu chân răng.
- Bước 4: Đánh bóng răng và hoàn tất quy trình lấy cao răng
Để hoàn tất quy trình lấy cao răng thì bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng răng, bước này có tác dụng giúp hàm răng sáng bóng, trơn nhẵn và hạn chế tỉ lệ hình thành cao răng sau điều trị. Như vậy sẽ giúp duy trì được kết quả lấy cao răng về lâu dài.
- Bước 5: Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi hoàn thành việc lấy cao răng thì bác sĩ sẽ kiểm tra lại kết quả răng miệng của khách hàng và tư vấn thêm về cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ hạn chế quá trình tái mảng bám, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài.
3. Thời gian lấy cao răng mất bao lâu?
Quy trình lấy cao răng tương đối đơn giản nên sẽ không mất quá nhiều thời gian, thường sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 15 – 30 phút tùy vào mức độ cao răng nhiều hay ít. Sau cạo cao răng khách hàng có thể ăn uống bình thường mà không phải kiêng khem quá nhiều.
Một số trường hợp cao răng quá nhiều lại bám sâu nướu thì sẽ có hiện tượng đau nhức nhẹ sau lấy cao răng. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài giờ nên bạn không cần quá lo lắng.
4. Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và sẽ có sự chênh lệch ít nhiều giữa các nha khoa. Trên thị trường hiện nay thì giá lấy cao răng dao động trong khoảng 100.000 – 300.000 đồng.
Tại nha khoa uy tín được đầu tư về trang thiết bị hiện đại cùng mới bác sĩ tay nghề cao thì có thể chi phí sẽ cao hơn. Nhưng ngược lại sẽ đảm bảo có một quy trình lấy cao răng an toàn, hiệu quả, tránh xa biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng cao để lấy cao răng nên cần được ưu tiên hàng đầu.
Xem thêm: Lấy cao răng có tác dụng gì đối với sức khỏe răng miệng?
Máy lấy cao răng tại nhà có thực sự hiệu quả?
Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám và hoặc thực hiện lấy cao răng với công nghệ siêu âm hiện đại thì còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ với Nha khoa Trẻ. Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn, với sự tỉ mỉ của mình chắc chắn sẽ giúp bạn điều trị một cách an toàn, nhẹ nhàng nhất.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/