Sự hình thành cao răng và mảng bám không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Để hiểu rõ hơn về sự hình thành cao răng thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ.
Nội dung bài viết
1. Cao răng là gì?
Cao răng là mảng bám kết dính trên bề mặt của răng, chúng hình thành từ các loại muối vô cơ canxi cacbonat, phosphate và các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, các tế bào biểu mô bám chặt vào phần mặt răng và dưới lợi.
Có hai loại cao răng là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Hai loại cao răng đều hình thành như trên, chỉ khác là loại cao răng huyết thanh ở mức nặng hơn xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm vùng lợi làm cao răng tiết dịch viêm và chảy máu, thường có màu nâu đỏ.
2. Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào?
Sự hình thành cao răng bắt đầu xuất hiện sau khi ăn 15 phút, trên răng sẽ bắt đầu hình thành một lớp bám mỏng, chúng bao quanh thân răng, chân răng và đặc biệt là kẽ răng. Mà việc vệ sinh thường ngày chỉ làm sạch một phần thức ăn còn sót lại chứ không thể loại bỏ hoàn toàn, dần dần hình thành lớp bám ngày càng dày chứa cả ổ vi khuẩn, gọi là mảng bám.
Vi khuẩn chiếm tới 70% mảng bám, nếu mảng bám mềm thì có thể vệ sinh bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch. Nhưng nếu là mảng bám trên răng lâu ngày đã bị vôi hóa trở nên cứng chắc, bám chặt vào bề mặt của răng thì nó chính là cao răng. Lúc này chỉ có các dụng cụ nha khoa chuyên dụng mới có thể làm sạch được.
3. Tác hại của cao răng?
Cao răng ban đầu chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng, nhưng nếu hình thành cao răng lâu ngày không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại thường gặp phải khi không điều trị cao răng:
Viêm nhiễm: Vi khuẩn có trong mảng bám cao răng tấn công vào vị trí chân và và nướu gây ra viêm lợi, sưng chân răng tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm nha chu.
Tiêu xương: Tình trạng tiêu xương xảy ra khi viêm ở giai đoạn nặng, làm cho răng mất đi chỗ bám, chân răng lộ ra càng nhiều, có thể hở cả vùng xương răng vì không còn tổ chức quanh răng bảo vệ.
Răng lung lay và bị rụng: Khi răng dần mất đi điểm trụ, thì răng rất dễ lung lay, đến thời điểm răng tách khỏi xương hàm thì răng sẽ bị rụng hoàn toàn. Và điều này không không chỉ ảnh hưởng đến 1 chiếc răng mà có thể là toàn hàm.
Xem thêm: Cách làm sạch mảng bám răng tại nhà
Như vậy, cao răng gây ra nhiều biến chứng không lường, vì thế bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày kết hợp với thăm khám và vệ sinh tại nha khoa ngay cả khi bạn chưa nhìn thấy mảng bám. Đừng đợi đến khi có cao răng mới đi lấy, bởi khi đã hình thành cao răng thì chúng đã bắt đầu gây tổn thương đến răng miệng của bạn rồi đấy.
4. Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng là cách làm sạch mảng bám đen trên răng một cách triệt để, vệ sinh răng miệng toàn diện. Kỹ thuật này sẽ được bác sĩ thực hiện nhanh chóng và an toàn. Đây là là một kỹ thuật cơ bản trong nha khoa nên hoàn toàn không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến các phần khác trong khoang miệng.
Tuy nhiên, sau khi lấy cao răng bạn có thể có cảm giác ê buốt nhẹ khi bạn uống nước lạnh, nhưng chúng không kéo dài mà sẽ hết sau vài ngày.
Thông tin ở trên của Nha khoa Trẻ đã giúp bạn hiểu rõ sự hình thành cao răng mà mảng bám rồi chứ. Nếu có bất cứ vấn đề gì thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0963 333 844 để được bác sĩ giải đáp nhé!