Tác hại của rượu bia đối với răng miệng là hết sức khó lường. Không chỉ có nguy cơ làm hỏng răng mà còn gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hại tới sức khỏe toàn thân.
Ở Việt Nam hiện nay, lượng bia rượu được tiêu thụ rất nhiều. Và đó là một trong những lý do tại sao chúng ta lại thường bị sâu răng, hỏng men răng, bệnh về lợi. Lúc này sẽ cần can thiệp điều trị sớm nếu không sẽ khiến bệnh lý trở nặng dẫn đến nguy cơ mất răng và các mối nguy hiểm khác.
Nội dung bài viết
1. Tác hại của rượu bia đối với răng miệng
Chắc hẳn bạn cũng biết rượu bia có hại cho sức khỏe răng miệng nhưng bạn đã hiểu rõ hoàn toàn mối nguy hại này chưa. Ngay dưới đây sẽ là 5 tác hại của rượu bia đối với răng miệng mà bạn cần đặc biệt cảnh giác.
1.1 Gây hại cho men răng
Rượu và bia đều được xếp vào loại đồ uống làm hỏng men răng, đặc biệt là rượu trắng, rượu đỏ hay các loại cocktail có nồng độ axit cao.
Nếu men răng tiếp xúc với loại nước uống này lâu ngày sẽ rất dễ bị ăn mòn. Kết hợp với mảng bám và vi khuẩn sẽ dẫn đến hiện tượng sâu hỏng, thậm chí ăn vào tủy gây viêm tủy, hoại tử tủy răng.
Mức độ tổn thương răng sẽ nghiêm trọng hơn nữa khi bạn nhai đá trong đồ uống của mình. Nguy cơ gãy hỏng răng càng cao khi bạn thêm cam quýt hay chanh trong loại đồ này.
1.2 Rượu bia gây khô miệng
Các loại đồ uống có cồn đề sẽ khiến bạn cảm thấy khô miệng. Không có nước bọt giữ ẩm cho răng sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn phát triển ngày càng mạnh. Vì vậy bạn cần bổ sung đủ nước khi sử dụng bia rượu để bảo vệ răng miệng của mình.
1.3 Nguy cơ mắc bệnh nướu răng
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác hại của rượu bia đối với răng miệng là tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu. Mỗi ngày uống 1 cốc rượu hoặc bia sẽ làm nguy cơ viêm lợi tăng lên 20%, nếu số cốc rượu/bia tăng gấp 3 lần thì nguy cơ tăng 27%.
1.4 Khiến răng đổi màu, ố vàng
Tác hại dễ nhận thấy nhận nhất của bia rượu gây ra cho răng miệng chính là làm đổi màu men răng. Trong các loại đồ uống như rượu bia có chứa các chất tạo màu Chromogenes, chúng sẽ bám trên bề mặt răng khiến men răng bị tổn hại, ố màu theo thời gian.
1.5 Các tổn thương khác khi sử dụng rượu bia
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng, lở miệng có nhiều khả năng xảy ra ở người nghiện bia rượu. Và chúng chính là yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn tới bệnh lý ung thư miệng cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng bia rượu quá độ cũng sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và có trong khoang miệng con người. Khi đó sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác.
Xem thêm: Đánh răng xong vẫn hôi miệng
2. Lưu ý để bảo vệ răng miệng trước tác hại của rượu bia
Tác hại của rượu đối với răng miệng cần được cảnh giác và phải có biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn không thể từ chối bia rượu trong các buổi tụ họp, liên hoan gia đình thì hãy lưu ý một số mẹo nhỏ dưới đây.
- Khi uống bia hoặc rượu thì cũng cần uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp giảm sự tồn động của chất cồn và tránh miệng bị khô.
- Sau khi uống bia rượu bạn hãy vệ sinh răng miệng, đặc biệt là vào buổi tối.
- Nhai kẹo cao su không đường để thúc đẩy sản sinh nước bọt.
3. Giải pháp điều trị các bệnh răng miệng do uống rượu bia nhiều
Theo lời khuyên của bác sĩ, tốt nhất bạn nên bỏ dần thói quen uống bia rượu để hạn chế tổn thương răng miệng. Với các trường hợp đã xuất hiện các triệu chứng bệnh lý do tác hại của rượu bia đối với răng miệng thì cần can thiệp sớm để được điều trị dứt điểm.
Tùy vào mức độ tổn thương và nguy cơ bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị khác nhau.
- Sâu răng: Mòn men răng dẫn đến sâu răng sẽ cần thực hiện trám răng bằng Composite để tái tạo bề mặt răng. Nếu sâu răng đã gây viêm tủy thì cần điều trị tủy sau đó phục hình bằng răng sứ thẩm mỹ.
- Mòn cổ chân răng: Có thể thực hiện trám chân răng để cải thiện triệu chứng ê buốt. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ.
- Răng ố vàng, đục màu: Có thể thực hiện tẩy trắng răng Laser với các trường hợp răng ố vàng mức độ. Với những trường hợp răng nhiễm màu nặng không thể tẩy trắng thì cần thực hiện dán sứ hoặc bọc răng sứ.
- Bệnh về nướu: Điều trị viêm nướu răng cơ bản chỉ cần lấy cao răng, có thể kết hợp kháng sinh để nhanh hồi phục. Một số trường hợp viêm lợi nặng đã làm tụt nướu thì sẽ thực hiện thủ thuật ghép vạt lợi, ghép xương.
Xem thêm:
Hút thuốc lá gây hôi miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục
Hôi miệng lâu năm: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Như vậy, bạn hoàn toàn không nên chủ quan với các tác hại của rượu bia đối với răng miệng. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào hãy đến thăm khám trực tiếp tại địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ xử lý kịp thời, tránh tiến triển nặng gây nguy hại cho sức khỏe.