Sâu răng sưng má: Nên làm gì để điều trị dứt điểm bệnh lý
Sâu răng không chỉ gây đau nhức răng như thông thường mà còn có thể dẫn đến tình trạng sâu răng sưng má nghiêm trọng hơn nhiều lần.
Sâu răng không chỉ gây đau nhức răng như thông thường mà còn có thể dẫn đến tình trạng đau răng sưng má nghiêm trọng hơn nhiều lần. Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng sưng má? Cách chữa trị dứt điểm bệnh lý sâu răng như thế nào?
1. Sâu răng là gì? Dấu hiệu của bệnh lý sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, ban đầu có thể không có biểu hiện rõ ràng trên răng nhưng sẽ dần hình thành các lỗ sâu đen do lớp men răng bên ngoài bị ăn mòn. Về lâu dài còn dần ăn sâu vào ngà răng gây ra đau nhức, ê buốt răng khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Tình trạng nặng nhất của bệnh lý là sâu răng ăn vào tủy răng gây ra viêm tủy, hoại tử, thậm chí là chết tủy. Trường hợp này cũng gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân, cảm giác đau nhức có thể lên tới óc, có thể làm sâu răng sưng má rất mệt mỏi.
Nếu không được điều trị sớm thì tình sâu răng hay sâu răng sưng má có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác như nhiễm trùng, răng lung lay, rụng răng,… và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
2. Nguyên nhân gây sâu răng sưng má
2.1 Chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng
Đa số các trường hợp sâu răng đều không được phát hiện sớm ở giai đoạn mới chớm, mà phải đến khi có các dấu hiệu khó chịu, đau nhức thì mới được người bệnh chú ý. Lúc này, bệnh lý sâu răng có thể đã gây ra nhiều vấn đề răng miệng, gây sâu răng sưng má nghiệm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
2.2 Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
Nếu bạn chải răng không thường xuyên, không đúng cách thì khoang miệng khó đảm bảo sạch sẽ. Đây chính là cơ hội cho mảng bám thức ăn và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây ra sâu răng. Khi sâu răng đến giai đoạn nặng và không được điều trị sẽ xảy ra hiện tượng sâu răng sưng má, đau nhức dai dẳng, viêm nhiễm tủy răng, …
Xem thêm: Răng sâu vào tủy: Mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng
2.3 Ăn nhiều đồ ngọt hay ăn vặt thường xuyên
Các món ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa, socola, … rất dễ bám vào răng trong thời gian dài, nó chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hay trong các loại nước ngọt và đồ ăn vặt có chứa nhiều axit cũng sẽ gây hại cho răng. Nếu thường xuyên ăn các loại đồ ăn này sẽ dễ khiến răng bị sâu.
3. Phương pháp điều trị triệt để bệnh lý sâu răng sưng má
Nếu tình trạng sâu răng của bạn có triệu chứng đau răng sưng má thì chứng tỏ bệnh đang trở nên trầm trọng hơn. Lúc này bạn cần thăm khám nha sĩ để được điều trị bệnh lý kịp thời với phương pháp phù hợp. Bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc giảm đau, giảm sâu răng sưng má để tạm thời giúp bạn dễ chịu hơn.
Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh lý sâu răng để thực hiện điều trị bằng phương pháp trám răng, bọc răng sứ hay nhổ răng sâu.
3.1 Trám răng sâu
Kỹ thuật này sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy những lỗ hổng do sâu răng gây ra để bảo vệ cấu trúc của răng thật. Trước khi trám răng bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô bị sâu, nếu đã vào tủy răng thì sẽ phải lấy tủy răng để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội phát triển nữa. Sau đó là tiến hành trám răng và xử lý bề mặt vết trám để không cộm cấn hay khó chịu cho bệnh nhân.
3.2 Bọc răng sứ cho răng sâu
Sau khi thực hiện làm sạch lỗ sâu răng tương tự như ở trám răng thì bác sĩ sẽ mài cùi răng, sau đó bọc mão răng sứ lên trên. Như vậy răng thật sẽ được bao bọc hoàn toàn bên trong răng sứ nên được bảo vệ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bọc răng sứ sẽ chỉ thực hiện được trong các trường hợp răng sâu không quá nghiêm trọng, cấu trúc răng chưa bị phá hủy hoàn toàn, chân răng vẫn còn chắc khỏe.
3.3 Nhổ răng sâu
Đây là chỉ định cuối cùng khi không thể thực hiện các phương pháp điều trị khác. Các răng sâu lúc này đã quá nặng, nếu không nhổ bỏ sẽ gây ra viêm nhiễm diện rộng, nguy hại đến các răng khác trên cung hàm. Sau khi nhổ răng thì bạn nên tiến hành trồng răng Implant để duy trì chức năng ăn nhai, ngăn ngừa biến chứng do mất răng gây ra.
Xem thêm: Sâu răng hàm trong cùng phải làm sao? Nên nhổ hay giữ lại?
Cách chữa sâu răng hàm theo từng giai đoạn bệnh lý
Dù điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào cũng cần có sự phối hợp của bệnh nhân trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Để ngăn ngừa sâu răng sưng má tái phát thì bạn cần có thói quen chải răng đúng cách, kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, kiểm soát lượng đồ ăn nhiều đường và bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để răng chắc khỏe hơn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa