Sang chấn khớp cắn là gì? Cách điều trị như thế nào?
Sang chấn khớp cắn dẫn đến nhiều sai lệch răng và khớp hàm làm cản trở quá trình ăn nhai, đồng thời tình trạng lệch khớp cắn cũng làm giảm thẩm mỹ đáng kể.
Sang chấn khớp cắn dẫn đến nhiều sai lệch ở răng và khớp hàm làm cản trở quá trình ăn nhai, đồng thời tình trạng lệch khớp cắn cũng làm giảm thẩm mỹ đáng kể trên khuôn mặt. Do đó, điều chỉnh những sang chấn khớp cắn là rất cần thiết để giúp khớp cắn chuẩn, khôi phục khả năng ăn nhai cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài.
1. Sang chấn khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm trên và hàm dưới, bao gồm cả tỷ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai của cả răng và xương hàm. Thông thường, một khớp cắn chuẩn sẽ đảm bảo hàm răng phải đạt tiêu chuẩn với tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa hai hàm.
Tình trạng sang chấn khớp cắn xảy ra do lệch hàm khiến hàm trên và hàm dưới không cắn khít với nhau. Các răng trên cung hàm cũng mọc lệch lạc và không thẳng hàng gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của hàm răng, đồng thời khiến việc ăn nhai gặp khó khăn, phát âm không chuẩn và có thể làm trật khớp thái dương hàm.
2. Các dạng sang chấn khớp cắn do sai lệch khớp cắn thường gặp
- Khớp cắn ngược: Tình trạng này gây sang chấn khớp cắn khá nghiêm trọng. Xương hàm dưới phát triển quá mức đưa ra trước, trong khi đó xương hàm trên quá ngắn và hẹp khiến hai hàm răng lệch lạc, mất cân đối. Nếu kéo dài, khớp cắn ngược sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới cử động hàm.
- Khớp cắn sâu: Là dạng sai khớp cắn có hiểu hiện trái ngược với khớp cắn ngược. Cụ thể là hàm dưới phát triển kém nên “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên. Đối với sang chấn khớp cắn sâu, khả năng ăn nhai của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do răng hai hàm tiếp xúc sai lệch.
- Khớp cắn chéo: Khớp cắn thông thường sẽ có các răng, kẽ răng cân đối và hài hòa với nhau. Nhưng trong trường hợp khớp cắn chéo thì các răng sẽ bị xô lệch, chia thành nhiều nhóm răng thò ra thụt vào làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt là khi cười nói và giao tiếp.
- Khớp cắn hở: Một dạng sai khớp nghiêm trọng dễ dẫn tới sang chấn khớp cắn đó chính là khớp cắn hở. Do nhóm răng trước (răng cửa, răng nanh) của hai hàm không tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ mà tạo thành một khoảng trống nên sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cắn xé và nhai thức ăn.
3. Cách nhận biết tình trạng sai khớp cắn để điều trị kịp thời
Sang chấn khớp cắn xảy ra do những tổn thương mà sai lệch khớp cắn gây ra trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Để nhận biết sớm tình trạng sai khớp cắn, tìm phương án điều trị sớm và ngăn chặn sang chấn khớp cắn thì bạn có thể thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Chú ý đến sự liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống có sự chênh lệch.
- Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
- Ăn nhai thức ăn không thoải mái và gặp phải hiện tượng mỏi hàm khi ăn.
- Khó phát âm chuẩn xác làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp.
- Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, đồng thời thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi.
4. Phương pháp điều trị sang chấn khớp cắn
Sau khi thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sang chấn khớp cắn của bạn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ sang chấn khớp cắn cũng như nhu cầu thẩm mỹ của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
4.1 Niềng răng điều trị sang chấn khớp cắn
Niềng răng không chỉ giúp sắp xếp các răng ngay ngắn, thẳng hàng mà còn giúp điều chỉnh khớp cắn hiệu quả. Khi điều trị bằng phương pháp này sẽ cần tác động tổng thể tới hàm răng, giúi hai hàm cân đối và hài hòa hơn. Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng sai khớp cắn là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Với phương pháp Invisalign hiện đại, niềng răng sẽ giúp bạn đạt kết quả cao nhất với thời gian điều trị được rút ngắn đáng kể.
Xem thêm:
Điều trị viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Mức độ nguy hiểm
4.2 Bọc răng sứ cho trường hợp sang chấn khớp cắn nhẹ
Các trường hợp sang chấn khớp cắn nhẹ do răng lệch lạc, khấp khểnh thì đều có thể thực hiện bọc răng sứ để điều chỉnh. Bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ bên trên răng thật với kích thước và vị trí chuẩn nhằm điều chỉnh sai khớp cắn nhẹ về dạng khớp cắn chuẩn. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng ở một số mức độ sai lệch nhẹ, không phải do xương hàm.
Điều trị sang chấn khớp cắn bằng phẫu thuật hàm
Phương pháp phẫu thuật hàm nhằm điều trị sang chấn khớp cắn nặng xuất phát từ xương hàm. Để điều trị sai khớp cắn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt một phần xương hoặc nối thêm xương tùy vào từng trường hợp sang chấn khớp cắn cụ thể để tạo tỉ lệ hai hàm cân xứng với nhau.
Với công nghệ nha khoa hiện đại và bác sĩ tay nghề cao, Nha khoa Trẻ đã điều trị thành công rất nhiều ca sang chấn khớp cắn từ nhẹ cho đến nặng mang lại hàm răng thẳng đều, khớp cắn chuẩn và nụ cười tự ti cho mọi khách hàng nơi đây. Từng phương pháp điều trị là niềng răng, bọc răng sứ hay phẫu thuật hàm sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng để giao phó nụ cười của mình cho Nha khoa Trẻ.
Để đặt lịch hẹn thăm khám miễn phí với bác sĩ Nha khoa Trẻ, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA TRẺ
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa