NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục triệt để

Khớp cắn sâu là dạng sai khớp cắn nghiêm trọng, dù là nặng hay nhẹ thì tác hại của khớp cắn sâu đến sức khỏe là rất lớn. Tìm hiểu cách khắc phục qua bài viết dưới đây.

Khớp cắn sâu là dạng sai khớp cắn khá nghiêm trọng, dù là trường hợp nặng hay nhẹ thì mức độ ảnh hưởng của khớp cắn sâu đến sức khỏe rất lớn. Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác liên quan đến chức năng ăn nhai, hoạt động khớp hàm.

1. Khớp cắn sâu là gì? Đặc điểm nhận biết

Tình trạng khớp cắn sâu với sự sai lệch tương quan giữa hàm trên và hàm dưới phá vỡ tỷ lệ chuẩn của cấu trúc hàm. Biểu hiện là phần răng hàm trên bao phủ gần như toàn bộ các răng hàm dưới, tỉ lệ phủ của hàm trên lên hàm dưới theo chiều đứng sẽ đánh giá được mức độ cắn sâu của răng đang như thế nào.

Khớp cắn sâu làm mất đi sự tương quan giữa hai hàm

Thông thường, có khá nhiều người nhầm lẫn giữa tình trạng cắn sâu và răng hô bởi nó có biểu hiện bên ngoài khá giống nhau. Nhưng thực tế khớp cắn sâu sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với các trường hợp hô răng thông thường.

Để nhận biết khớp cắn sâu thì bạn có thể thông qua một số đặc điểm như sau:

  • Khớp cắn sâu nặng thì rìa răng hàm dưới sẽ không chạm vào răng hàm trên mà chạm vào nướu phía trong của hàm trên.
  • Răng hàm trên che khuất hoàn toàn hàm răng dưới, ở trạng thái nghỉ thì sẽ trông thấy rất ít hoặc không thấy răng hàm dưới.
  • Nhóm răng hàm vẫn tiếp xúc với nhau nhưng diện tích tiếp xúc ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ bệnh lý.
Cắn sâu khiến hàm trên bao phủ toàn bộ hàm răng dưới

2. Nguyên nhân gây ra khớp cắn sâu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn sâu, trong đó yếu tố di truyền, bẩm sinh chiếm tới 70%. Khi đó răng và xương hàm trên phát triển quá mạnh hoặc xương hàm dưới kém phát triển dẫn đến hiện tượng hàm dưới cụp sâu vào bên trong gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác như mất răng sữa sớm, các thói quen xấu hàng ngày như tật mút tay, đẩy lưỡi, chống cằm,… diễn ra trong thời gian dài khi trẻ đang phát triển xương hàm sẽ gây sai lệch khớp cắn.

3. Khớp cắn sâu gây ra những tác hại gì?

Cũng tương tự như các trường hợp sai khớp cắn khác như khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn hở nhẹ,… thì khớp cắn sâu cũng dẫn đến vô vàn những tác hại mà bạn không ngờ đến. Cụ thể là:

  • Mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu khiến cung hàm mất cân đối, hàm trên nhô ra gây hở lợi hoặc móp hàm dưới và cằm khiến nụ cười kém duyên, kém tự nhiên. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp trong công việc và cuộc sống.
  • Đau và tổn thương nướu: Do rìa răng hàm dưới va chạm nhiều vào vùng nướu hàm trên lâu ngày sẽ gây tổn thương nướu lợi.
  • Mòn toàn bộ mặt răng cửa hàm trên: Biến chứng mòn răng cửa sẽ gây lộ răng, khiến răng ê buốt, đau nhức đặc biệt khi ăn nhai.
Biến chứng mòn răng cửa do khớp cắn sâu
  • Giảm chức năng ăn nhai: Do rìa răng cửa hai hàm khó chạm nhau nên việc ăn nhai sẽ gặp khó khăn. Nếu kéo dài tình trạng này thì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và từ đó sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Tác động đến khớp thái dương hàm: Khớp cắn lệch lạc trong thời gian dài gây ra tình trạng rối loạn khớp thái dương, đau khớp hàm.

Xem thêm: Khớp cắn ngược do xương hàm trên kém phát triển

4. Giải pháp khắc phục triệt để tình trạng khớp cắn sâu

Điều trị khớp cắn sâu như thế nào cần xác định chính xác căn nguyên của bệnh lý, trường hợp cắn sâu do răng hay cắn sâu do xương hàm sẽ cần điều trị bằng phương pháp khác nhau.

4.1 Niềng răng khớp cắn sâu

Nếu tình trạng sai khớp cắn do răng thì cần niềng răng khớp cắn sâu để khắc phục hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha là mắc cài, dây cung hoặc máng trong suốt để dịch chuyển các răng trên cung hàm để tạo thế hàm trên và hàm dưới hài hòa với nhau.

Niềng răng khớp cắn sâu để điều chỉnh những sai lệch trên răng

4.2 Phẫu thuật xương hàm

Trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm nghiêm trọng hơn tình trạng cắn sâu do răng và lúc này niềng răng không mang lại hiệu quả. Bác sĩ buộc phải thực hiện phẫu thuật xương hàm để đưa khớp cắn hai hàm về dạng tỉ lệ chuẩn.

Bên cạnh đó, không hiếm các trường hợp khớp cắn sâu do cả răng và xương hàm khiến khuôn mặt mất cân đối nghiêm trọng. Điều trị tình trạng này khá phức tạp vì phải tiến hành niềng răng kết hợp với phẫu thuật hàm. Thông thường sẽ tiến hành niềng răng trước để sắp xếp các răng đúng vị trí hỗ trợ việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi nhất.

Dù trong trường hợp nào thì tình trạng khớp cắn sâu đều gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng và cơ thể. Vậy nên tốt nhất là việc điều trị khớp cắn sâu cần được tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Hãy lựa chọn nha khoa uy tín đảm bảo đầy đủ các yếu tố về tay nghề bác sĩ điều trị, cơ sở vật chất nha khoa và các trang thiết bị hiện đại để việc điều trị khớp cắn sâu đạt hiệu quả tối ưu.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.