7 sai lầm thường gặp khi vệ sinh răng miệng mà bạn cần bỏ ngay lập tức
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày hầu hết đều được mọi người chú trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách mà thường gặp phải một trong 7 sai lầm dưới đây:
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày hầu hết đều được mọi người chú trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện vệ sinh đúng cách mà thường gặp phải một trong 7 sai lầm dưới đây:
1. Đánh răng quá mạnh
Những tưởng phải chải răng mạnh thì mới có thể làm sạch được mảng bám trên răng nhưng thực tế thì không phải vậy. Nếu chải răng quá mạnh sẽ làm tổn thương đến nướu lợi, có thể gây chảy máu chân răng. Chải răng như vậy lâu ngày còn làm mòn lớp men răng và không hề làm sạch được các kẽ răng.
Do đó, hãy thay đổi thói quen này bằng cách di chuyển bàn chải qua lại ngắn, nhẹ nhàng và chính xác. Hoặc bạn cũng có lựa chọn loại bàn chải có tay cầm góc cạnh để làm giảm áp lực khi chải răng.
2. Chải răng không đủ thời gian
Bạn không nên chải răng quá nhanh mà nên thực hiện trong ít nhất là 2 phút. Đồng thời nên chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Thông thường chúng ta không để ý rằng mình chỉ mất chưa đầy một phút để chải răng và chính vì vậy khó có thể đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Để tạo được thói quen chải răng đủ thời gian thì bạn có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc dùng loại bàn chải có bộ hẹn giờ tự động. Lâu ngày bạn sẽ dần quen với nó và sẽ không cần phải hẹn giờ để nhắc nhở bản thân nữa.
3. Chải răng ngay sau khi ăn
Chải răng ngay sau bữa ăn chính là cách vệ sinh răng miệng sai lầm dẫn đến hiện tượng mòn men răng. Bởi khi vừa ăn xong, các axit có trong thực phẩm sẽ làm mềm men răng, nếu đánh răng lúc này sẽ làm răng bị tổn thương và suy yếu. Thời gian đảm bảo an toàn khi chải răng là 30 phút sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn các đồ ăn chứa nhiều axit như cam, nho, soda,..
4. Sử dụng bàn chải lông cứng
Khi bạn lựa chọn loại bàn chải để sử dụng thì cần chú trọng đến độ mềm của lông bàn chải. Với một bàn chải quá cứng sẽ dễ gây ra tổn thương cho mô mềm quanh răng, vì vậy lựa chọn loại bàn chải có lông mềm mại sẽ là cách vệ sinh răng miệng đúng đắn nhất.
5. Không thay bàn chải định kỳ
Sau một thời gian sử dụng bàn chải chúng ta sẽ thấy hiện tượng lông bàn chải bị gãy và không thể đánh răng sạch được. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm bạn nên thay bàn chải mới.
Theo Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ, chúng ta nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng 1 lần. Trong trường hợp bạn gặp phải một số bệnh lý răng miệng thì dù chưa đến 3 tháng sử dụng thì bạn cũng nên thay mới chúng. Vì vi khuẩn và virus còn lại từ căn bệnh có thể bám vào bàn chải và có nguy cơ gây tái phát bệnh lý.
Xem thêm:
Chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai
Chăm sóc răng miệng sau sinh đúng cách như thế nào?
6. Bỏ qua việc vệ sinh lưỡi
Không chỉ hàm răng mà lưỡi cũng là khu vực tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại. Mảng bám thực phẩm và những phần tử nhỏ có thể dễ dàng mắc lại trên bề mặt của lưỡi. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến miệng của bạn không được thơm mát, thậm chí là có mùi hôi. Chính vì vậy, để vệ sinh răng miệng được đảm bảo thì bạn đừng quên cạo lưỡi hàng ngày nhé!
7. Không súc miệng sau khi chải răng
Thói quen sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng của nhiều người đó chính là không súc miệng sau khi chải răng. Nếu chỉ nhổ kem đánh răng thì sẽ không thể nào làm sạch được mảng bám và vi khuẩn đã tách rời khi chải răng.
Do đó, súc miệng sau khi chải răng là rất cần thiết để hoàn tất quá trình đánh răng sạch sẽ mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng không chứa cồn hoặc thậm chí chỉ cần súc miệng với nước lọc.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn các thói quen xấu khi vệ sinh răng miệng. Hy vọng các bạn sẽ xây dựng được cho mình những thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh để luôn có hàm răng khỏe đẹp lâu dài. Ngoài chú trọng chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn cũng đừng quên vệ sinh răng miệng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để hàm răng được bảo vệ toàn diện nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa