Răng nhỏ phải làm sao? Tướng số người có răng nhỏ như thế nào?
Răng nhỏ là một loại răng xấu có ở không ít người. Nó gây mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti trong giao tiếp. Vậy người có răng bé vận mệnh ra sao và khắc phục như thế nào?
Đa số khi giao tiếp, người nhìn sẽ bị hấp dẫn bởi một nụ cười đẹp với hàm răng đều đặn, trắng sáng. Vì vậy, khi sở hữu một hàm răng nhỏ, thưa lệch lạc hoặc nhọn hoắt chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tự ti và không gây được ấn tượng với mọi người khi cười. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này không? Tướng số những người có hàm răng bé ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng nhỏ
1.1. Yếu tố di truyền
Một số người đơn giản là có hàm răng bị nhỏ hơn tự nhiên do nướu che lấp thân răng. Nếu những người khác trong gia đình bạn có hàm bé tương tự, đây có thể là nguyên nhân di truyền gây ra hiện tượng răng bé của bạn. Hơn nữa, trẻ sinh ra bị sứt môi, hở hàm ếch sẽ tăng nguy cơ bị răng nhỏ hay những trẻ em mắc hội chứng Down có hình thể răng rất bé và thưa.
Những người sinh ra với tình trạng điếc bẩm sinh có thể có cấu trúc tai ngoài và tai trong rất nhỏ, kém phát triển và gây ra hiện tượng những chiếc răng rất nhỏ, cách đều nhau.
Chứng loạn sản da là một nhóm các tình trạng di truyền ảnh hưởng đến sự hình thành của da, tóc và móng. Chúng có thể dẫn đến tình trạng răng nhỏ hơn, thường có hình nón và nhiều cái có thể bị mất.
Ngoài những yếu tố di truyền thường gặp trên, tật răng bé còn xảy ra với một số loại bệnh hiếm gặp như: Hội chứng Williams, Hội chứng Turner, Hội chứng Rieger,… Những hội chứng này cũng liên quan đến dị tật bẩm sinh khiến cơ thể chậm phát triển và gây ra tình trạng răng bé.
1.2. Yếu tố khách quan
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc nào đó chúng ta dùng hằng ngày có thể kích thích sự phát triển của nướu và che phủ răng khiến răng nhỏ đi. Bệnh lùn tuyến yên là một dạng thiếu hụt Hoocmôn tăng trưởng khiến các răng bé hơn bình thường, không phát triển được thêm.
Hóa trị hoặc xạ trị trong khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng sau này. Những người bị thiếu máu Fanconi có tủy xương không tạo ra đủ các tế bào máu. Chúng gây ra những bất thường về thể chất như tầm vóc ngắn, bất thường về răng, mắt và tai, ngón tay cái sai lệch và dị tật của cơ quan sinh dục.
1.3. Yếu tố chủ quan
Do sự chủ quan và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách nê gây ra các bệnh răng miệng như viêm nướu. Nướu phát triển quá mức gây sự khác biệt giữa tỷ lệ răng và nướu, trông thấy răng nhỏ rõ ràng.
Các tật xấu hồi nhỏ như nghiến răng, cắn móng tay, ăn đồ cứng cũng có thể khiến răng bị mòn và nhỏ đi. Hơn nữa, chế độ ăn uống không đảm bảo gây ra tình trạng thiếu chất Vitamin D, Canxi, Fluor khiến răng không được phát triển đầy đủ.
2. Tướng số người có răng nhỏ như thế nào?
Về thẩm mỹ, răng bị nhỏ hơn bình thường là kiểu răng xấu, khiến mọi người tự ti khi giao tiếp. Nhưng về mặt tướng số thì sao? Bạn có nên tìm cách khắc phục để thay đổi và cải vận không?
2.1. Với người răng nhỏ và thưa
Phụ nữ có tướng răng bé và thưa thường cởi mở, phóng khoáng và hào sảng. Nếu tiếp xúc lần đầu bạn sẽ cực kỳ ấn tượng bởi sự thú vị và hài hước của họ. Họ cũng đạt được những thành tựu nhất định trong cuộc sống nhờ sự nỗ lực không ngừng của bản thân. Thế nhưng, những người này thường dễ gặp thị phi, tai họa từ miệng ra và nhiều sóng gió đến bất ngờ không thể lường trước được.
Đàn ông có răng bé và thưa thì ngược lại hoàn toàn, họ biết vun vén trong cuộc sống nhưng nhiều khi bị coi là chi li, nhỏ mọn. Họ thường không gặp may mắn trong cuộc sống, dễ buông xuôi và không có ý chí. Cuộc sống có nhiều bấp bênh, khó có thể giàu sang, phú quý.
2.2. Với người răng nhỏ và đều
Những người có răng bị nhỏ và đều cả nam và nữ thường có ngoại hình thu hút, có quý nhân phù trợ, tình duyên gặp nhiều may mắn. Họ là người chung thủy.
Họ suy nghĩ Logic, lập luận có chiều sâu, tính cách cẩn thận, biết cách vun vén và quan tâm đến người khác. Đặc biệt, họ là người có hiếu và giàu tình cảm với người xung quanh và có khuôn mặt thường sống rất thọ.
2.3. Với người răng nhỏ và nhọn
Người có kiểu răng bé và nhọn thường ăn nói khoác lác, tính tình khó lường và không được lòng người xung quanh. Họ thường bị gắn với kiếp nghèo hèn, bần cùng, nhiều khi cơ hội đến trước mặt nhưng không biết nắm bắt nên cuộc sống không mấy khi thay đổi. Những người này thường có cuộc đời ngắn ngủi và sống không thọ.
Xem thêm:
Cười hở lợi là gì? Cách điều trị thế nào?
Trên đây là một số thông tin về tướng số để bạn cân nhắc xem có nên khắc phục hay không. Tuy nhiên những thông tin trên mang tính chất tham khảo, có thể chỉ đúng một phần. Thực tế, bạn cần cố gắng nỗ lực thì sẽ có cuộc sống như ý.
3. Phương pháp tối ưu để khắc phục răng nhỏ
3.1. Dán sứ Veneer
Veneer nha khoa là lớp sứ siêu mỏng nhưng có độ cứng và độ chắc cao để dán lên răng. Bác sĩ sẽ thiết kế dáng răng sứ trên khuôn miệng bạn thông qua hình ảnh 3D. Bạn có thể xem được kết quả để cùng bác sĩ đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Sau đó, các nha sĩ sẽ chế tạo ra những miếng sứ Veneer dựa trên phần mềm CAD/CAM để cho ra những miếng dán sứ có độ trong bóng hoàn hảo, vừa khít với hàm răng và khắc phục tình trạng răng nhỏ của từng người.
Ưu điểm:
- Chỉ một số trường hợp khó cần phải mài răng, còn lại hầu như không cần mài răng.
- Răng sứ đẹp tự nhiên, độ thấu quang tốt và mỏng nhẹ, trơn bóng.
- Độ bền và độ cứng, độ chắc cao, trên 15 năm, giúp che đi khuyết điểm răng bé mà ăn nhai thoải mái.
Nhược điểm:
- Giá thành dán sứ Veneer tương đối cao.
- Thích hợp với răng cửa hơn những răng khác.
3.2. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng tương tự như dán sứ Veneer nhưng lớp răng sứ sẽ dày hơn một chút, thích hợp với cả răng cửa và răng hàm. Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ cần mài một phần răng thật để tạo độ nhám, giúp răng sứ bám chắc chắn hơn. Phương pháp này sẽ giúp bạn khắc phục được mọi nhược điểm của hàm răng như: răng thưa, răng nhọn, răng nhỏ,…
Ưu điểm:
- Bền chắc tới trên 20 năm.
- Ăn nhai tốt, có thể ăn những đồ ăn cứng vì có độ chịu lực cao hơn ít nhất 3 lần so với răng thật.
- Độ thẩm mỹ tốt, màu sắc răng sứ trắng sáng, có các vân răng, rìa cắn giống với răng thật, giúp người ngoài khó có thể phát hiện răng đã được thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Cần phải mài khoảng 0,4 – 0,6 mm răng thật mới có thể chụp sứ ra ngoài.
Xem thêm: Phẫu thuật hàm hô chữa cười hở lợi
3.3. Hàn trám thẩm mỹ
Hàn trám thẩm mỹ thường được sử dụng phổ biến để trám răng sâu và răng có khe thưa. Với trường hợp răng nhỏ, bác sĩ sẽ làm nhám bề mặt răng, sau đó đưa một lớp gel trám răng, thường bằng Composite lên bề mặt răng. Cuối cùng, đông cứng vết hàn trám bằng tia Laser ánh sáng xanh.
Sau khi đông cứng lại, nó giống như một chiếc răng bình thường và khắc phục được tình trạng răng bé.
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ nhất so với các phương pháp chỉnh sửa răng bị nhỏ.
- Răng có màu trắng tự nhiên như răng thật.
- Ăn nhai tốt, có tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Có độ bền không cao, chỉ khoảng 3-5 năm sử dụng là phải đi làm lại.
- Không cắn được vật cứng. Nếu cắn vật cứng có thể bị vỡ miếng hàn trám răng.
Trên đây là 3 cách chữa răng nhỏ phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dựa vào các thông tin trên bạn có thể lựa chọn cách chữa răng tốt nhất cho mình. Đặc biệt bạn phải lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín để đặt trọn niềm tin cho hàm răng của mình. Nha khoa Trẻ là phòng khám nha khoa uy tín Hà Nội có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại. Để được tư vấn và thăm khám kịp thời,hãy liên hệ trực tiếp:
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa