Quá trình niềng răng gồm mấy bước? Diễn ra như thế nào?
Niềng răng tạo áp lực để dịch chuyển các răng về đúng vị trí mong muốn, vậy quá trình niềng răng gồm mấy bước và diễn ra như thế nào để đảm bảo an toàn.
Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào mới đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua việc tạo áp lực để dịch chuyển các răng về đúng vị trí mong muốn thì quá trình niềng răng diễn ra theo đúng quy trình và phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra trước đó.
1. Cơ chế hoạt động của niềng răng
Quá trình niềng răng thực chất là quá trình tái tạo xương, niềng răng tạo áp lực lên răng, dần dịch chuyển các răng để khuyến khích xương hàm bắt đầu thích nghi. Từ đó, các răng sẽ được giữ lại ở lại vị trí mới trong suốt các giai đoạn niềng răng còn lại.
Khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha là mắc cài, dây cung, dây thun đối với niềng răng mắc cài hoặc các máng niềng răng trong suốt hiện đại để gắn trực tiếp lên cung hàm của bạn. Lúc này, bác sĩ sẽ siết lực hay điều chỉnh lực tác động phù hợp để các răng dịch chuyển theo đúng kế hoạch và mong muốn của nha sĩ.
Sau hoàn tất quy trình niềng răng bạn sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp với khớp cắn chuẩn, việc vệ sinh răng miệng hay ăn uống hàng ngày cũng trở nên dễ dàng hơn và hạn chế được các bệnh lý răng miệng.
2. Các bước niềng răng diễn ra như thế nào?
Các bước của quy trình niềng răng đều phải tuân thủ các yếu tố về kỹ thuật chỉnh nha. Bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ có thực hiện chỉnh nha đúng kỹ thuật, lên phác đồ điều trị chính xác cũng như điều chỉnh lực phù hợp trong từng giai đoạn chỉnh nha. Đồng thời niềng răng cũng cần có sự hỗ trợ của thiết bị nha khoa hiện đại để đạt độ chính xác cao nhất trong điều trị. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn nha khoa để giao phó hàm răng và nụ cười của mình nhé!
Quy trình niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt sẽ có sự khác nhau đôi chút trong kỹ thuật thực hiện nhưng đều sẽ diễn ra theo các bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đây là bước chỉnh nha mà bác sĩ và bệnh nhân sẽ thống nhất về việc nên lựa chọn phương pháp chỉnh nha nào. Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng của từng người để tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Bước 2: Chụp X-quang răng và lấy mẫu hàm
Chụp X-quang răng nhằm xác định chính xác tình trạng răng, xương hàm và cung răng để có thể chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cụ thể.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu hàm của bệnh nhân để lưu trữ tình trạng răng và khớp cắn trước khi tiến hành điều trị. Đối với niềng răng trong suốt thì đây là bước cực kỳ quan trọng để có thể thiết kế ra được khay niềng vừa khít với cung hàm của bệnh nhân.
Bước 3: Gắn khí cụ chỉnh nha
Quá trình niềng răng sẽ bắt đầu từ giai đoạn gắn mắc cài chỉnh nha, bác sĩ sẽ gắn mắc cài cố định trên răng đối với niềng răng mắc cài kim loại hoặc niềng răng mắc cài sứ. Đối với niềng răng trong suốt thì bác sĩ sẽ gắn các điểm tựa trên răng, sau đó đeo máng niềng và hướng dẫn bạn cách tự đeo máng niềng lên răng.
Bước 4: Theo dõi và tái khám
Trong những lần hẹn tiếp theo bác sĩ sẽ theo dõi quá trình răng dịch chuyển, đồng thời điều chỉnh lực siết lên răng sao cho phù hợp với giai đoạn tiếp theo. Có thể thực hiện một số kỹ thuật hỗ trợ chỉnh nha là nhổ răng, tách kẽ, hay mài răng tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Bước 5: Tháo khí cụ và đeo hàm duy trì
Đến giai đoạn niềng răng cuối cùng khi bác sĩ đã nhận thấy răng dịch chuyển đã ổn định thì sẽ tiến hành tháo khí cụ chỉnh nha. Hầu hết các trường hợp niềng răng đều cần phải đeo hàm duy trì sau niềng, điều này nhằm đảm bảo răng không bị “chạy” lại vị trí cũ.
Bước 6: Thăm khám sau chỉnh nha
Để chăm sóc răng miệng tổng quát sau niềng, giữ răng miệng luôn khỏe đẹp thì Nha khoa Trẻ thường khuyến cáo bệnh nhân nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Trong những buổi hẹn này bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng cho bạn nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng (nếu có).
3. Quy trình niềng răng có đau không?
Trong quá trình niềng răng chắc chắn sẽ có những cơn đau nhức và khó chịu do lực xiết trên răng gây ra. Đồng thời là cảm giác vướng víu, kênh cộm của khí cụ chỉnh nha, đặc biệt là trong những ngày đầu niềng răng.
Bên cạnh đó là những giai đoạn chỉnh nha khác nhau có thể gây đau nhức cho người niềng như gắn chun tách kẽ, nhổ răng tạo khoảng trống, giai đoạn siết chặt dây cung.
Tuy nhiên, cảm giác đau nhức ở mỗi thời điểm sẽ không kéo dài quá lâu và bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau tạm thời tại nhà. Với bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm sẽ kiểm soát tốt mọi thao tác trong điều trị và giúp hạn chế tối đa cảm giác đau nhức khi niềng răng. Vậy nên bạn chỉ cần lựa chọn được nha khoa uy tín và đặt niềm tin vào bác sĩ chỉnh nha là sẽ có quá trình niềng răng diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Xem thêm:
[Tiết lộ] Niềng răng giá rẻ và những biến chứng khó lường
4. Quá trình niềng răng chỉnh nha mất bao lâu?
Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào sẽ cần thời gian niềng khác nhau đối với từng tình trạng răng miệng như răng hô, răng móm, răng lệch lạc hay khấp khểnh. Trung bình ở các ca niềng răng thông thường thì sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng để hoàn tất, đối với các ca phức tạp thì có thể lên tới 36 tháng.
Ngoài ra, thời gian niềng răng cũng sẽ phụ thuộc vào việc bạn áp dụng các phương pháp chỉnh nha nào. Với phương pháp niềng răng hiện đại như khay niềng Invisalign thì chắc chắn thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn từ 4 – 6 tháng so với niềng răng mắc cài.
Với những thông tin đã được Nha khoa Trẻ chia sẻ ở trên thì hy vọng các bạn đã hiểu rõ quá trình niềng răng diễn ra như thế nào. Nếu vẫn còn băn khoăn về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa