Kỹ thuật gắn mắc cài trong niềng răng đòi hỏi độ chính xác cao về quy trình, vị trí để có thể phát tuy tốt đa hiệu quả nắn chỉnh răng. Do đó, chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể thực hiện gắn mắc cài chuẩn xác và giúp bạn yên tâm niềng răng một cách an toàn.
Nội dung bài viết
- 1. Gắn mắc cài là gì?
- 2. Tác dụng của gắn mắc cài trong chỉnh nha
- 3. Điều kiện để thực hiện gắn mắc cài
- 4. Vị trí gắn mắc cài là ở đâu?
- 5. Quy trình thực hiện gắn mắc cài
- 6. Gắn mắc cài niềng răng có đau không?
- 7. Thời gian gắn mắc cài mất bao lâu?
- 8. Lời dặn và những lưu ý sau khi gắn mắc cài
- 9. Một số câu hỏi thường gặp về kỹ thuật gắn mắc cài
1. Gắn mắc cài là gì?
Trong niềng răng mắc cài, gắn mắc cài là bước đầu tiên của quy trình niềng răng và là kỹ thuật quan trọng quyết định sự thành công của ca niềng. Tùy vào phương pháp được lựa chọn mà bệnh nhân sẽ được gắn các loại mắc cài tương ứng. Tiêu biểu có thể kể đến mắc cài sứ, mắc cài kim loại, mắc cài kim loại tự buộc,…
Một mắc cài hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 phần, đế, cánh và rãnh của mắc cài. Đế sẽ được xử lý cơ học giúp hỗ trợ cho việc bám dính. Cánh mắc cài sẽ có từ 3, 4 hay 6 cánh và có thể buộc thêm các khí cụ nếu cần. Còn rãnh mắc cài sẽ là nơi bác sĩ luồn dây cung vào để tạo lực kéo đều và đồng thời lên tất cả các răng.
2. Tác dụng của gắn mắc cài trong chỉnh nha
Những hạt mắc cài được sắp xếp thẳng hàng trên cung sẽ có nhiệm vụ neo giữ, nâng đỡ dây cung chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng. Đồng thời đây là điểm tạo lực để giúp răng dần dịch chuyển về vị trí đều đẹp như mong muốn.
Ngoài ra, với các loại mắc cài khác nhau sẽ đem lại hiệu quả chỉnh nha và tính thẩm mỹ khác nhau. Với mắc cài tự động, tính ổn định sẽ được đảm bảo và bệnh nhân cũng hạn chế việc phải đến thăm khám thường xuyên. Hay với mắc cài sứ, tính thẩm mỹ sẽ được đảm bảo với chất liệu sứ cao cấp.
3. Điều kiện để thực hiện gắn mắc cài
Khi thực hiện gắn mắc cài cần lưu ý các yếu tố sau đây để răng dịch chuyển thành công với lực chỉnh nha tối ưu:
- Răng đã được vệ sinh sạch sẽ, bề mặt răng không còn dính cặn bẩn hay nước bọt.
- Keo dán mắc cài chất lượng cao để có thể cố định mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha, đảm bảo độ bền chắc khi tác động lực hay nắn chỉnh mắc cài.
- Lựa chọn vật liệu mắc cài phù hợp, chú ý đến hình dáng và bề mặt của khung mắc cài.
4. Vị trí gắn mắc cài là ở đâu?
Vị trí mắc cài không chỉ được thực hiện ở mặt trước của răng mà còn được gắn ở mặt sau thân răng đối với niềng răng mặt trong. Tuy nhiên, phương pháp được này có khá nhiều nhược điểm so với niềng răng mắc cài thông thường nên không được khuyến khích sử dụng.
Khi tiến hành niềng răng, bác sĩ cần xác định được vị trí đặt mắc cài phù hợp nhất để có thể giúp răng thẳng hàng, đồng thời tạo ra đường cười đẹp. Theo tiêu chuẩn niềng răng hiện nay thì việc gắn mắc cài sẽ không phải ở vị trí chính giữa răng mà sẽ cao hơn một chút. Gắn mắc cài toàn hàm sẽ tạo thành cung tròn nụ cười lý tưởng, tức là các rìa cắn của răng hàm trên tương đương với đường cong của môi dưới.
Ở mỗi người thì kích thước răng và cung hàm không giống nhau, vậy nên để tính toán và xác định được vị trí gắn mắc cài chính xác thì yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
5. Quy trình thực hiện gắn mắc cài
Quy trình gắn mắc cài được thực hiện theo 4 bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ thiết lập vị trí phù hợp với các thông số gắn mắc cài.
- Bước 2: Sử dụng dụng cụ banh miệng, tiếp đó làm khô răng và bôi keo nha khoa lên bề mặt răng để thực hiện kỹ thuật đặt mắc cài trên răng.
- Bước 3: Sử dụng laser để hóa cứng lớp keo trên răng, cố định mắc cài ở bề mặt răng.
- Bước 4: Bước cuối khi gắn mắc cài là lắp dây cung ở các rãnh mắc cài để tạo lực cho răng dịch chuyển.
Cùng với kỹ thuật gắn mắc cài, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các thủ thuật hỗ trợ khác như nhổ răng, gắn band, nong hàm, tách kẽ răng,… Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc các giải pháp điều trị sao cho đạt kết quả cao nhất.
6. Gắn mắc cài niềng răng có đau không?
Quá trình gắn mắc cài niềng răng sẽ KHÔNG gây đau nhức do bác sĩ chỉ tác động lên bề mặt răng chứ không xâm lấn vào cấu trúc bên trong. Cảm giác đau đớn bạn cảm thấy xuất phát từ lực siết của dây cung lên các răng cùng lúc. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài vài ngày và sẽ kết thúc nhanh chóng.
Mặc dù gắn mắc cài vào răng không gây đau đớn nhưng việc có thêm những khí cụ này sẽ gây khó chịu tương đối. Mắc cài có thể chạm vào môi, má, lưỡi gây ra cảm giác vướng víu, kênh cộm. Bên cạnh đó, mắc cài có thể chọc vào những phần mô mềm gây lở loét hay xước xát gây khó chịu cho người niềng.
Xem thêm:
Thế nào là band niềng răng? Gắn band có đau không?
7. Thời gian gắn mắc cài mất bao lâu?
Quá trình gắn khí cụ mắc cài trên răng tương đối nhanh, thường chỉ dao động khoảng 10 – 20 phút nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao. Sở dĩ nhanh như vậy do bác sĩ đã có tính toán và lên phác đồ điều trị từ trước nên quy trình thực hiện sẽ diễn ra vô cùng trôi chảy.
8. Lời dặn và những lưu ý sau khi gắn mắc cài
Sau khi đã hoàn tất hệ thống mắc cài bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, có chế độ ăn uống hợp lý và loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho răng miệng.
- Vị trí mắc cài dễ giắt thức ăn nên khi vệ sinh cần thực hiện kỹ lưỡng, chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải thường, kết hợp bàn chải kẽ và chỉ nha khoa, tăm nước.
- Gắn mắc cài niềng răng bao lâu thì ăn được? Thực tế bạn có thể ăn uống nhẹ nhàng sau khi gắn mắc cài trên răng. Lưu ý nên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, sinh tố, đồ ăn luộc, hầm,… để hạn chế đau nhức.
- Trong quá trình đeo mắc cài bạn cần tránh nhai kẹo cao su, không ăn thức ăn dai, cứng chưa nấu kỹ.
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, mạch nha, kẹo,… bởi đường sẽ bám trên răng và gây bệnh răng miệng.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thăm khám đúng lịch hẹn để điều chỉnh dây cung trên mắc cài cho giai đoạn dịch chuyển tiếp theo.
Xem thêm: 5 vấn đề thường gặp khi niềng răng mắc cài
9. Một số câu hỏi thường gặp về kỹ thuật gắn mắc cài
Bên cạnh gắn mắc cài ở vị trí nào, khách hàng cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi cho Nha khoa Trẻ về kỹ thuật này. Xin mời bạn đọc theo dõi dưới đây.
9.1 Tại sao phải gắn mắc cài trước khi nhổ răng?
Trên thực tế, việc gắn mắc cài trước khi nhổ đem đến rất nhiều lợi thế. Khi tạo lực siết, chân răng sẽ dần dịch chuyển và trở nên dễ lung lay hơn hẳn. Việc nhổ răng lúc này sẽ nhẹ nhàng và không cần thực hiện với quá nhiều lực. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể quan sát tình trạng răng và đưa ra quyết định nhổ chính xác hơn.
9.2 Mắc cài bị bung, sút phải làm sao?
Nếu xảy ra tình trạng này, bạn cần đến địa chỉ nha khoa bản thân lựa chọn để gắn lại mắc cài. Nếu không gắn lại nhanh chóng, quá trình niềng sẽ không diễn ra đúng như kế hoạch và có thể gặp nhiều biến chứng không mong muốn.
9.3 Nuốt mắc cài có sao không?
Đây là tình trạng nguy hiểm vì mắc cài không thể bị tiêu hóa trong bao tử. Với cấu tạo đặc biệt của bản thân, mắc cài có thể gây tổn thương ruột, viêm nhiễm, gây đau dạ dày của bệnh nhân. Hãy bình tĩnh và đến bệnh viện gần nhất để yêu cầu sự hỗ trợ. Sau khi đảm bảo an toàn, bạn có thể liên hệ với Nha khoa để gắn lại mắc cài.
9.4 Rớt mắc cài có tốn tiền không?
Thông thường các Nha khoa sẽ gắn lại chiếc mắc cài bị rớt cho bạn mà không mất thêm chi phí nào khác. Còn nếu mất hẳn, bạn sẽ tốn thêm một khoản để các bác sĩ chế tác và gắn mắc cài mới cho bạn.
Hy vọng với những giải đáp ở trên về kỹ thuật gắn mắc cài niềng răng thì hạn đã có được những thông tin hữu ích cho quá trình chỉnh nha sắp tới của mình. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Website: https://nhakhoatre.com/