Nguyên nhân, cách nhận biết và phòng ngừa viêm lợi
Về cơ bản, phòng ngừa viêm lợi cần thực hiện ở những bước chăm sóc răng miệng với việc vệ sinh đúng cách, ăn uống hợp lý và cả thăm khám nha khoa định kỳ.
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, nó sẽ gây đau nhức vùng nướu lợi, hơi thở có mùi hôi và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với răng miệng. Viêm nướu ở giai đoạn đầu thường không được chú ý và khắc phục kịp thời nên sẽ tiến triển nặng hơn nữa. Lúc này các biện pháp phòng ngừa viêm lợi sẽ không còn hiệu quả mà phải can thiệp biện pháp nha khoa.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý viêm lợi?
Viêm lợi hay viêm nướu là tình trạng nướu lợi bị tổn thương và viêm nhiễm do vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng gây ra, hay chính là những cao răng cứng tồn tại ở chân răng và dưới nướu, về lâu dài sẽ gây ra viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu là nguyên nhân chủ quan của khách hàng trong việc chăm sóc răng miệng chưa tốt:
- Vệ sinh răng miệng sai cách: không chải răng thường xuyên hoặc chải răng quá mạnh làm tổn thương mô nướu quanh răng. Khi đó sẽ tạo điều kiện cho mảng bám thức ăn dính trên răng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công vào nướu lợi gây viêm nướu.
- Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia: Các thành phần trong thuốc lá hay rượu bia,… sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng và vi khuẩn gây hại cho mô quanh răng.
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý: Việc ăn nhiều đồ ăn cay nóng rất dễ khiến nướu lợi trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
- Thiếu dinh dưỡng: Nếu cơ thể thiếu các dinh dưỡng quan trọng giúp mô nướu khỏe mạnh thì sẽ làm giảm đề kháng, nướu dễ bị viêm nhiễm khi vi khuẩn tấn công.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở người mang thai, sau sinh hoặc đang cho con bú sẽ có sự thay đổi hormone khiến sức đề kháng yếu hơn bình thường. Khi đó nếu không phòng ngừa viêm lợi đúng cách thì nướu lợi rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
- Mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch: Cụ thể là bệnh Ung thư, tiểu đường, HIV,… đều sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và khó phòng ngừa viêm lợi hoặc các bệnh lý khác.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt tiết ra và gây khô miệng, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu.
Xem thêm: Viêm lợi sau sinh: Bệnh lý rất thường gặp ở các bà mẹ cho con bú
2. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu, viêm lợi
Viêm lợi hay chính viêm chân răng xảy ra ở vị trí mô mềm bao quanh chân răng, nó tiến triển trong thầm lặng nên giai đoạn đầu thường khó nhận biết. Phải đến giai đoạn nặng khi viêm lợi đã gây đau nhức, ê buốt và nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này thì điều trị khá phức tạp và rất khó khôi phục sức khỏe răng miệng như ban đầu.
Chính vì vậy, tốt nhất là bạn nên nhận biết sớm bệnh lý để có biện pháp phòng ngừa viêm lợi cũng như cách điều trị kịp thời.
Giai đoạn đầu: Có biểu hiện chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng, nướu lợi sưng tấy và không được hồng hào như trước mà có màu đỏ thẫm hoặc thâm tím.
Giai đoạn nặng: Hiện tượng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn ngay cả khi không tác động vào vùng nướu lợi. Cảm giác khó chịu, phù nề và đau nhức kéo dài cùng với các dấu hiệu mưng mủ, áp xe, nướu lợi bị tụt nhiều làm lộ chân răng. Nghiêm trọng thì sẽ khiến răng lung lay và có nguy cơ mất răng răng vĩnh viễn.
Ngay từ những biểu hiện đầu tiên là sưng nướu, chảy máu chân răng thì bạn nên đến nha khoa ngay lập tức, nắm giữ cơ hội giúp răng nướu khỏe mạnh trở lại, tránh các biến chứng nặng hơn.
3. Tác hại của bệnh lý viêm nướu răng
Như đã nói ở trên thì trường hợp không phòng ngừa viêm nướu hay không điều trị kịp thời thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với răng miệng. Nếu viêm nướu tiến triển ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến tình trạng:
- Viêm nha chu: Vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng xuống các tổ chức nha chu và sẽ làm tiêu xương, làm tổn thương dây chằng và dây thần kinh quanh răng.
- Mất răng: Các tổ chức nâng đỡ răng là mô nướu, xương hàm bị suy yếu nên nguy cơ bị mất răng là rất cao, thậm chí là mất răng hàng loại nếu không được điều trị kịp thời.
- Mắc bệnh lý cơ thể: Viêm lợi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.
Viêm lợi tưởng chừng như một bệnh lý đơn giản nhưng lại mang đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Vậy nên đừng chủ quan mà hãy tìm cách phòng ngừa viêm lợi hiệu quả, ngăn chặn hoàn toàn các nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng.
4. Làm sao để phòng ngừa viêm lợi hiệu quả?
Phòng ngừa viêm lợi như thế nào sẽ xuất phát từ nguyên nhân gây ra bệnh lý, cụ thể là điều chỉnh chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý để ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn gây hại cho răng lợi.
- Đánh răng ít nhất 2 ngày một lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, đánh răng với bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút để làm sạch răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng sau mỗi bữa ăn, và tuyệt đối không dùng tăm tre vì chúng dễ gây tổn thương cho vùng nướu.
- Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày để sát khuẩn, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.
- Massage nướu lợi nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp nướu lợi khỏe mạnh hơn.
- Hạn chế hút thuốc lá hay sử dụng các loại rượu bia.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và răng lợi như vitamin C, canxi và các khoáng chất khác từ việc đa dạng các loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.
- Để phòng ngừa viêm lợi thì bạn nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.
Xem thêm: Viêm lợi nổi hạch: Cảnh báo nguy hiểm không thể bỏ qua
Với những chia sẻ ở trên về cách phòng ngừa viêm lợi thì hy vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng cho bản thân và gia đình. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề răng miệng nào khác thì bạn hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giải đáp chi tiết.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa