Viêm lợi sau sinh khiến các bà mẹ khó chịu, đau nhức, ê buốt thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn uống và làm giảm chất lượng sữa ở người mẹ. Chính vì vậy, viêm lợi sau sinh không nên lơ là mà cần điều trị ngay khi có triệu chứng của bệnh lý. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý này là gì? Triệu chứng viêm lợi sau sinh như thế nào? Các điều trị viêm nướu, viêm lợi ở bà mẹ sau sinh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Nội dung bài viết
1. Tại sao tại thường xảy ra tình trạng viêm lợi sau sinh?
Viêm lợi hay viêm nướu răng rất dễ mắc phải ở thời kỳ mang thai và kéo dài đến sau khi sinh và cho con bú. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở mẹ bầu là do:
- Khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao hơn rất nhiều so với mức bình thường. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển mạnh ở răng nướu, tấm công và gây ra bệnh lý viêm lợi ở mẹ bầu.
- Chế độ ăn uống không hợp lý làm thiếu canxi và thừa đường gây ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe của cả mẹ và bé, dễ khiến nướu lợi của mẹ bầu sưng đỏ, đau nhức.
- Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám ở bề mặt răng, đặc biệt là mảng bám cao răng cứng đầu không thể làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.
Tình trạng viêm lợi sau sinh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tình trạng lợi của bạn trong giai đoạn mang thai. Do thời kỳ thai nghén cần hạn chế can thiệp các biện pháp nha khoa nên nếu có triệu chứng viêm lợi, viêm nướu thì mẹ bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia bác sĩ về cách phòng ngừa và khắc phục kịp thời.
2. Triệu chứng của bệnh lý viêm lợi ở bà mẹ sau sinh
Các biểu hiện thông thường của bệnh lý viêm lợi là nướu lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng khác tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý viêm lợi sau sinh, cụ thể là:
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này nướu lợi đột nhiên sưng phồng và có hiện tượng chảy máu chân răng gây hôi miệng. Có thể gây đau nhức nhưng nướu lợi vẫn bám chắc vào chân răng.
- Giai đoạn cuối: Bệnh lý viêm lợi sau sinh không được điều trị sẽ tiến triển nặng hơn sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành nhiều lỗ hổng quanh răng. Lỗ hổng này là nơi dễ tích tụ mảng bám và vụn thức ăn gây viêm nhiễm kéo dài, thậm chí là viêm nha chu.
Nướu lợi lúc này vẫn sưng đỏ, chảy máu, gây đau nhức sưng má rất khó chịu. Nhiều trường hợp viêm lợi lâu ngày còn làm tụt lợi hở chân răng, lợi tụt càng sâu xuống phía xương thì xương hàm càng bị phá hủy nhiều hơn dẫn đến tình trạng răng lỏng lẻo dễ gãy rụng.
Xem thêm: Viêm lợi nổi hạch: Cảnh báo nguy hiểm không thể bỏ qua
3. Tác hại của bệnh lý viêm nướu, viêm lợi sau sinh
Bệnh viêm lợi sau sinh không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai cũng như giảm chất lượng sữa ở bà mẹ cho con bú mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng viêm lợi lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng xuống các mô xơ và xương (bệnh viêm nha chu). Khi phần xương hàm nâng đỡ răng khi tổn thương, tiêu biến thì các răng sẽ bị lung lay, có nguy cơ gây mất răng hàng loạt.
Thậm chí có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, viêm lợi nếu gây viêm nha chu sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hay bệnh phổi. Ở những người có vấn đề về phổi nếu mắc bệnh lý viêm lợi nặng thì sẽ việc hít phải vi khuẩn trong khoang miệng sẽ làm tăng nguy cơ viêm phổi.
Ở những người đã mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường thì mức độ nguy hiểm của bệnh viêm lợi sau sinh càng cao hơn. Vi khuẩn viêm nhiễm ở nướu có thể xâm nhập vào mạch máu làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ đau tim, nguy hiểm đến tính mạng con người.
4. Cách điều trị triệt để bệnh lý viêm lợi ở bà mẹ cho con bú
Như vậy, viêm lợi sau sinh xuất phát từ sức khỏe răng miệng ở giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Ở giai đoạn mang thai, bà bầu cần chú trọng chăm sóc răng miệng đúng cách, giữ khoang miệng luôn sạch sẽ và có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu gặp phải tình trạng viêm lợi sau sinh thì để ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng hơn cũng như chấm dứt bệnh lý viêm lợi thì bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và chữa trị.
Điều trị viêm lợi, viêm nướu bằng cách vệ sinh, cao vôi răng và mảng bám để loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Phương pháp này rất an toàn cho các mẹ vì không cần gây tê, không uống thuốc, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa cho bé.
Quá trình lấy cao răng cũng diễn ra rất nhanh chóng chỉ khoảng từ 15 – 30 phút tùy vào mức độ cao răng và tình trạng viêm lợi sau sinh của các mẹ. Với kỹ thuật hiện đại như hiện nay, việc lấy cao răng sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng, không gây đau nhức cũng như không xâm lấn vào cấu trúc của răng hay nướu. Sau điều trị, những tổn thương ở nướu lợi sẽ dần hồi phục và hồng hào như trước, từ đó sức khỏe răng miệng cũng được đảm bảo.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh lý viêm lợi sau sinh để các mẹ có thể nắm rõ được tình trạng răng miệng của mình. Nếu cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.