NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhổ răng khôn bị sót chân răng có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?

Nhổ răng khôn vẫn bị sót chân răng do bác sĩ tay nghề kém có nguy cơ gây biến chứng, cần cảnh giác những dấu hiệu để phát hiện và xử lý kịp thời.

Nhổ răng khôn nhằm loại bỏ hoàn toàn chiếc răng “phiền toái” ra khỏi cung hàm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nhổ răng khôn bị sót chân răng tại vùng nướu. Khi đó, nhổ răng khôn bị sót chân răng có sao không? Phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nhổ răng khôn bị sót chân răng có nguy hiểm không?

1. Dấu hiệu cho thấy nhổ răng khôn bị sót chân răng

Bạn có thể phát hiện nhổ răng khôn còn sót chân răng dựa vào 3 dấu hiệu dưới đây.

1.1 Số lượng chân răng không đủ

Ở người bình thường, răng hàm trên sẽ có 3 chân, răng hàm dưới có 2 chân và các răng còn lại có 1 chân. Sau khi bác sĩ thực hiện nhổ, bạn có thể dễ dàng đếm số lượng chân răng để biết khi nhổ răng còn sót chân hay không. Ví dụ nếu nhổ răng số 8 hàm trên mà chỉ có 1 hay 2 chân răng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt với răng hàm. Việc răng hàm có 4 chân răng hay răng khôn mọc nhiều chân răng không phải là hiếm gặp. 

1.2 Chụp X – Quang sau nhổ răng

Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu nhổ răng số 8 còn sót chân răng khi thực hiện chụp X – Quang. Đây cũng chính là cách chính xác nhất để biết bản thân còn dư chân răng hay không. Thông thường tại các nha khoa uy tín, bệnh nhân sẽ được chụp lại sau khi đã nhổ để kiểm tra. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ tại phòng khám chụp và hướng dẫn kiểm tra còn dư chân răng hay không. Nếu không tin tưởng địa chỉ nhổ răng cũ, bạn có thể đến bệnh viện hay các địa chỉ nha khoa đáng tin cậy hơn.

1.3 Đau nhức, sưng tấy kéo dài

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu rằng bạn vẫn còn sót chân răng số 8 sau nhổ răng. Trong phần lớn trường hợp, việc đau nhức sau khi nhổ sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày và đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức, ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn kéo dài đến khoảng 1 tuần và những cơn đau nhức dai dẳng liên tục, bạn cần đến ngay nha khoa để xử lý. 

Có thể đếm số chân răng sau nhổ răng khôn để xác nhận

2. Nguyên nhân khiến nhổ răng khôn vẫn còn sót chân răng

2.1 Sót chân răng khôn do chủ ý của bác sĩ

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên cơ địa của từng người để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Và nhổ răng khôn sót chân răng có thể là chủ ý của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người bệnh trong các trường hợp sau:

  • Nhổ răng khôn cùng lúc với chân răng có nguy cơ gây ra biến chứng, khiếm máu mất nhiều, tổn thương đến các tế bào, hệ thống dây thần kinh quanh chân răng.
  • Nếu chân răng khôn có ổ viêm hoặc răng khôn dị dạng thì việc nhổ bỏ răng khôn nên để lại chân răng. Như thế sẽ phòng tránh được tình trạng viêm nhiễm tiến triển năng hoặc làm ảnh thưởng đến thần kinh.

2.2 Bác sĩ thực hiện tay nghề kém

Đây là nguyên nhân khá thường gặp khiến nhổ răng khôn còn chân răng. Nếu bác sĩ thực hiện nhổ răng có tay nghề kém và chưa có nhiều kinh nghiệm thì sẽ khó đảm bảo an toàn sau nhổ răng. Hơn nữa, trong các trường hợp răng khôn khó như răng khôn nằm ngang, răng khôn mọc ngầm trong xương hàm thì càng có nhiều rủi ro hơn nữa. Nó có thể dẫn đến hàng loại các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể.

Bác sĩ tay nghề kém có thể nhổ răng làm sót chân răng

2.3 Máy móc thiết bị hỗ trợ không đảm bảo

Nhổ răng khôn là kỹ thuật khá khó trong nha khoa, do đó nó không chỉ đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao mà còn cần thực hiện bởi máy móc hiện đại. Khi đảm bảo được hai yếu tố này thì sẽ tránh được những tổn thương đến mô nướu, hơn nữa còn thực hiện nhổ răng nhanh chóng và an toàn.

Trong trường hợp nhổ răng khôn thiếu thiết bị hoặc thiết bị đã cũ, kém chất lượng thì sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị triệt để tình trạng răng khôn. Có nguy cơ khiến nhổ răng khôn bị sót chân răng và gây ra viêm nhiễm ổ răng khôn.

Xem thêm: Nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau

 

3. Nhổ răng khôn còn sót chân răng có sao không?

Nếu thuộc trường hợp sót chân răng theo chỉ định của bác sĩ thì nó nằm trong tầm kiểm soát nên không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người nhổ. Và tiếp theo có nên nhổ bỏ chân răng hay giữ lại sẽ phụ thuộc vào kết quả thăm khám, chụp X-quang răng khôn.

Đối với trường hợp bác sĩ không chỉ định nhưng nếu bạn nhận thấy chân răng bị sót sau nhổ răng thì khả năng lớn là do sai sót của bác sĩ và kỹ thuật nha khoa. Lúc này, chân răng khôn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống và vệ sinh răng miệng của người bệnh. Tiếp đến là biến chứng đau nhức, viêm nhiễm, nhiễm trùng ổ răng cũng lần lượt xuất hiện.

Chính vì vậy, việc nhổ răng khôn bị sót chân răng cần được xác định rõ ràng với bác sĩ. Nếu không phải chỉ định của bác sĩ thì cần phải được xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến các biến chứng nhổ răng khôn nặng hơn.

Chụp phim để xác định chính xác tình trạng nhổ răng khôn bị sót chân răng

4. Nhổ răng khôn số 8 bị sót chân răng khắc phục như thế nào? 

Nếu phát hiện ra bản thân vẫn còn chân răng chưa nhổ hết, chắc hẳn ai cũng sẽ lo lắng và yêu cầu bác sĩ thực hiện nhổ hết. Đặc biệt có những bệnh nhân còn muốn tự nhổ vì nghĩ kích thước chân răng bé, không cần quay lại nha khoa làm gì. Để bạn có thể xử lý đúng cách, hãy theo dõi hai phương án dưới đây.

4.1 Trường hợp chân răng không gây sưng đau, viêm nhiễm

Nếu gặp trường hợp này, bạn không nhất thiết phải thực hiện nhổ bỏ. Không xảy ra viêm nhiễm đồng nghĩa với quá trình nhổ được đảm bảo, chân răng sạch sẽ. Sau một vài năm, chân răng sẽ được đẩy ra ngoài và có thể lấy ra dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, có những trường hợp bác sĩ cố ý để lại chân răng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nhổ răng còn sót chân răng có thể do chân răng mọc vị trí khó, có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh và mất nhiều máu của bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định không nên nhổ hết.

4.2 Chân răng gây đau, sưng tấy, viêm nhiễm

Như Nha khoa Trẻ đã đề cập, tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm hay đau nhức nặng đều rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Việc tái khám và nhổ hết chân răng còn sót nên được thực hiện sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân kết hợp thêm kháng sinh trong thời gian dài.

Xem thêm: Nhổ răng số 8 đau răng số 7

5. Nhổ răng khôn ở đâu uy tín, ngăn ngừa sót chân răng? 

Như đã nêu ở các mục trước, có rất nhiều yếu tố như bác sĩ thực hiện, máy móc,… sẽ gây ra tình trạng sót chân răng sau nhổ. Tuy nhiên, nỗi lo của bạn sẽ không còn khi đến trải nghiệm dịch vụ nhổ răng tại Nha khoa Trẻ. Phòng khám của chúng tôi tự hào khi đã thực hiện thành công nhổ hàng nghìn ca từ dễ đến phức tạp.

Các bác sĩ tại phòng khám đều có trình độ chuyên môn cao và có sự tâm huyết với công việc. 100% bác sĩ tốt nghiệp khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội và luôn trau dồi chuyên môn để đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bạn sẽ được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình kể cả khi đã rời khỏi nha khoa.

Không thể không nhắc đến những máy móc hiện đại được nha khoa nhập khẩu chính hãng từ các nước phát triển. Tiêu biểu như máy ConeBeam giúp thấy rõ hình dạng răng và các dây thần kinh. Hay máy Piezotome hiện đại kết hợp cùng thuốc tê nhập khẩu tại Pháp giúp khách hàng thực hiện nhổ nhiều răng mà không đau.

Chị Hà nhổ 2 răng khôn không sưng, không uống giảm đau

Bạn An nhổ 4 răng khôn mọc lệch ngầm

Anh Thành nhổ 4 răng khôn lệch ngầm bằng máy Piezotome

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết tình trạng nhổ răng khôn bị sót chân răng. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình. Để được thăm khám và tư vấn miễn phí bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thì hãy liên hệ và đặt lịch hẹn ngay với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.