Lấy tủy răng có đau không? Lưu ý giúp tăng tuổi thọ cho răng chữa tủy
Lấy tủy răng có đau không? Lấy tủy răng là giải pháp điều trị cần thiết cho các trường hợp tủy răng bị viêm, nhiễm trùng nhằm ngăn chặn vi khuẩn lây lan rộng hơn.
Lấy tủy răng là giải pháp cần thiết cho các trường hợp tủy răng bị viêm, nhiễm trùng nhằm ngăn chặn vi khuẩn lây lan rộng hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ bảo tồn được răng thật và không còn cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng lấy tủy răng có đau không, có bị ê buốt nhiều sau điều trị hay không. Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể an tâm thực hiện lấy tủy răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu nhất.
1. Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị phần tủy răng đã bị viêm hay đã chết nằm trong thân răng. Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ những mô tủy đã chết, bị hoại tử hoặc viêm nhiễm. Tiếp đến bác sĩ sẽ làm sạch ống tủy và tiến hành trám bít để bảo tồn các mô tủy sống. Như vậy sẽ phòng ngừa được tình trạng phải nhổ răng bị viêm tủy.
Tuy nhiên, các răng sau lấy tủy sẽ không còn chắc khỏe như bạn đầu nữa, nếu chăm sóc tốt cũng chỉ có thể tồn tại được 15 – 25 năm. Chính vì vậy, chỉ những trường hợp thực sự cần thiết thì bác sĩ mới chỉ định lấy tủy răng.
2. Các trường hợp được chỉ định lấy tủy răng
Những trường hợp được chỉ định lấy tủy răng để khôi phục sức khỏe răng miệng như sau:
- Răng bị gãy vỡ do va đập mạnh, chấn thương làm lộ tủy răng.
- Răng bị sâu nặng vào đến tủy răng gây đau buốt kéo dài.
- Răng xuất hiện mụn mủ trắng ở gần chân răng, mụn nổi lên rồi biến mất và sau đó lặp đi lặp lại gây mất thẩm mỹ và gây hôi miệng.
- Răng khôn không có bệnh bất thường nhưng thường xuyên đau nhức dữ dội, đây là dấu hiệu cho thấy tủy răng có vấn đề.
Xem thêm: Lấy tủy răng mất bao lâu thì xong?
3. Review lấy tủy răng có đau không?
Hiện nay, “Lấy tủy răng có đau không” sẽ không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa bởi việc điều trị tủy răng sẽ được thực hiện nhẹ nhàng với các phương pháp điều trị và thiết bị hỗ trợ hiện đại.
Hơn nữa, trong quá trình lấy tủy răng bác sĩ cũng sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tủy viêm nên người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau nhức. Sau điều trị tủy, răng cũng chấm dứt hoàn toàn các cơn đau do viêm nhiễm trước đó, không còn nhạy cảm như trước khi lấy tủy răng. Sau khi thực hiện lấy tủy răng để phòng trường hợp lấy tủy răng bị đau nhức thì bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn một đơn thuốc giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả.
Tuy nhiên, lấy tủy răng có đau không còn do bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa để thực hiện. Nếu được điều trị bởi nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, kết hợp với máy móc hiện đại sẽ giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm lấy tủy răng an toàn, nhẹ nhàng và nhanh chóng.
4. Lưu ý khi lấy tủy răng để bảo vệ răng chắc khỏe hơn
Hãy lưu ý những vấn đề sau đây để đảm bảo răng sau lấy tủy được chăm sóc tốt nhất giúp tăng tuổi thọ cho răng:
- Sau khi lấy tủy răng nên hàn trám hoặc bọc răng sứ bởi răng đã bị yếu và dễ gãy vỡ hơn bình thường.
- Răng sau điều trị tủy, nếu chưa hàn trám hoặc bọc sứ thì tuyệt đối không được cắn bất cứ thực phẩm nào, đặc biệt là các thực phẩm cứng và dai.
- Mặc dù bạn đã điều trị răng sâu và tiến hành lấy tủy nhưng vẫn có khả năng tái phát sau điều trị, vì vậy cần chăm sóc răng miệng thật tốt với chế độ ăn uống phù hợp và vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa nhằm theo dõi và kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó phát triển và ngăn ngừa kịp thời các bệnh lý răng miệng hay biến chứng sâu răng, viêm tủy.
Xem thêm: Viêm tủy răng có hồi phục là gì? Giải pháp điều trị hiệu quả
Khi nào cần điều trị tủy răng? Quá trình điều trị như thế nào?
Nếu bạn gặp phải vấn đề sâu răng viêm tủy gây đau nhức dai dẳng thì hãy đến Nha khoa Trẻ để được điều trị tủy an toàn, chấm dứt hoàn toàn đau nhức cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám miễn phí.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa