NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Lấy cao răng có hết hôi miệng không? Lưu ý quan trọng khi lấy cao răng

Lấy cao răng có hết hôi miệng không? Lấy cao răng là một giải pháp giúp bạn loại bỏ được mảng bám, vi khuẩn và làm sạch bóng răng, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

Lấy cao răng có hết hôi miệng không? Hôi miệng tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng lại khiến nhiều ngại ngùng, tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến hình thành mảng bám và cao răng ở kẽ răng gây ra hôi miệng.

Bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần nhằm đảm bảo khoang miệng sạch sẽ, không tích tụ nhiều mảng bám và vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Vậy lấy cao răng có hết hôi miệng không? Lấy cao răng thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Lấy cao răng có hết hôi miệng không? Lưu ý quan trọng khi lấy cao răng

1. Lấy cao răng có hết hôi miệng không?

Cao răng (vôi răng) hình thành từ những mảng bám ố vàng ở chân răng và kẽ răng do thức ăn còn bám lại chưa được làm sạch. Dần dần mảng bám trở nên dày và cứng hơn, bám chặt vào chân răng, chúng có chứng rất nhiều vi khuẩn khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu,…

Khi đó, lấy cao răng sẽ là một giải pháp giúp bạn loại bỏ được mảng bám, vi khuẩn và làm sạch bóng răng. Đây cũng chính là bước đầu tiên trong quá trình cải thiện mùi hôi của khoang miệng. Nhờ đó cũng sẽ ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng, bảo vệ răng và nướu luôn khỏe mạnh.

Như vậy thì lấy cao răng có hết hôi miệng không? Thực tế, việc lấy cao răng phải đi đôi với chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách với giữ được răng miệng sạch sẽ và khắc phục được tình trạng hôi miệng về lâu dài. Bạn nên thay đổi thói quen chải răng, súc miệng của mình theo hướng dẫn của nha sĩ để có phương pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất.

Xem thêm: Cao răng nhiều phải làm sao để khắc phục triệt để?

2. Kỹ thuật lấy cao răng và những lưu ý cần biết

Phần 1 đã làm rõ được vấn đề lấy cao răng có hết hôi miệng không và chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình rồi chứ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết thực hiện lấy cao răng để cải thiện hôi miệng như thế nào thì hãy tiếp tục theo dõi kỹ thuật lấy cao răng tại nha khoa trong bài viết này.

Mặc dù lấy cao răng là thủ thuật khá đơn giản nhưng để đảm bảo kết quả tối ưu nhất thì bạn vẫn cần lưu ý đến việc lựa chọn nha khoa, lựa chọn bác sĩ để thực hiện. Với bác sĩ tay nghề cao sẽ thực hiện lấy cao răng đúng quy trình, đúng kỹ thuật giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhất.

2.1 Các bước thực hiện lấy cao răng

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn tổng quát tình trạng cao răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác (nếu có).
  • Bước 2: Tiến hành lấy cao răng (vôi răng) bằng máy siêu âm, di chuyển đầu máy siêu âm nhẹ nhàng và tỉ mỉ xung quanh răng và dưới viền nướu để lấy sạch mảng bám cứng đầu.

  • Bước 3: Bước cuối cùng là đánh bóng răng nhằm giúp răng sáng mịn và làm giảm khả năng bám dính của mảng bám lên bề mặt của răng.
  • Bước 4: Bác sĩ kiểm tra tổng quát răng miệng và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Lúc này, lấy cao răng có hết hôi miệng không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh răng miệng và trong chế độ ăn uống hay không

2.2 Một số lưu ý quan trọng khi lấy cao răng

  • Trong 1 – 2 ngày đầu sau lấy cao răng thì răng có xu hướng nhạy cảm hơn bình thường, khi đó bạn cần tránh hút thuốc lá vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng nướu.
  • Sau khi lấy cao răng, việc chải răng cần thực hiện nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa để lấy mảnh vụn thức ăn. Đồng thời súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

3. Bí quyết giúp phòng tránh hôi miệng hiệu quả

Để không phải băn khoăn về vấn đề lấy cao răng có hết hôi miệng không thì ngay từ đầu bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cụ thể như sau:

  • Uống nước nhiều để tránh khoang miệng bị khô, tạo điều kiện cho khi vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách với việc chải răng 2 lần/ngày, kết hợp thêm các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng khác như chỉ nha khoa, nước súc miệng,…
  • Bên cạnh việc lấy cao răng định kì thì cần điều trị triệt để các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Xem thêm: Lấy cao răng nhiều có tốt không? Bao lâu nên lấy cao răng 1 lần?

                     Cao răng có mấy cấp độ và cách xử lý như thế nào?

Hôi miệng là một trong những vấn đề phổ biến khiến nhiều người không còn tự tin khi nói cười với người khác, thậm chí điều này còn khiến người đối diện cảm thấy khó chịu. Vậy nên bạn cần lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng của mình và thăm khám nha khoa định kỳ để luôn giữ răng miệng khỏe mạnh với hơi thở thơm mát nhé!

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.