Hay bị chảy máu chân răng phải làm sao?
Khi tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn thì nhiều người mới lo lắng và tìm các giải pháp khắc phục. Vậy hay bị chảy máu chân răng phải làm sao?
Chảy máu chân răng không phải tình trạng hiếm gặp, nó có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng đôi khi không được chú ý đến. Khi tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn thì nhiều người mới lo lắng và tìm các giải pháp khắc phục. Vậy hay bị chảy máu chân răng phải làm sao? Cách xử lý và khắc phục như thế nào?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng thì mới có thể tìm được các giải pháp khắc phục bệnh lý cũng như giải quyết định vấn đề chảy máu chân răng phải làm sao?
Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bạn gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng:
1.1 Do bệnh lý răng miệng
Viêm lợi: Nếu bạn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hay bỏ các bước vệ sinh như sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng thì sẽ dẫn đến tồn đọng mảng bám ở chân răng và dưới nướu. Mảng bám ngày càng dày và cứng sẽ chuyển hóa thành cao răng, nó kích thích lợi gây chảy máu. Lâu dần sẽ gây viêm lợi, tụt lợi và hay bị chảy máu chân răng nhiều hơn.
Bệnh về răng: Đây chính là một trong những lý quan chủ yếu khiến nhiều người phải tìm giải pháp chảy máu chân răng phải làm sao. Khi bị sâu răng, thức ăn sẽ đọng lại ở kẽ răng gây viêm chân răng, làm lợi sưng tấy và chảy máu
Các bệnh quanh răng:Viêm nha chu là những tổn thương ở các tổ chức quanh răng, khi đó sẽ có các biểu hiện chảy máu chân răng kéo dài. Nếu không điều trị sớm thì tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và vùng chân răng khó phục hồi như cũ.
Chấn thương lợi: Khi bị va đập mạnh vào nướu lợi hay đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông quá cứng đều sẽ gây tổn thương đến lợi và khiến lợi bị chảy máu.
Xem thêm: [Giải đáp] Chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì?
1.2 Liên quan đến sức khỏe toàn thân
Cơ thể thiếu vitamin C: Đây là thành phần dinh dưỡng giúp nướu lợi săn chắc và khỏe mạnh, do đó những người thiếu chất này sẽ có những biểu hiện như chảy máu chân răng, viêm lợi.
Thiếu Vitamin K: Thành phần này có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Nếu thiếu hụt vitamin K thì nguy cơ bị chảy máu cao hơn bình thường, bao gồm cả tình trạng chảy máu ở nướu lợi.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Nguyên nhân này khiến nhiều chị em phụ nữ băn khoặc hay bị chảy máu chân răng phải làm sao. Thực chất đó chỉ là hiện tượng rất thường gặp ở dậy thì, mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh do những thay đổi trong cơ thể.
Sử dụng thuốc chữa bệnh: Trong các trường hợp phải sử dụng thuốc thường xuyên để chữa các bệnh mãn tính như bệnh đau tim, đột quỵ, động kinh, hóa trị cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên.
Một số bệnh lý cơ thể: Các bệnh về gan, bệnh rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, đa u tủy,… có thể gây chảy máu chân răng nghiêm trọng.
2. Hay bị chảy máu chân răng phải làm sao?
Bị chảy máu chân răng phải làm sao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý. Có rất nhiều cách trị chảy máu chân răng tại nhà vẫn được nhiều người áp dụng nhưng bác sĩ không khuyến khích thực hiện bởi nó chưa được kiểm chứng bởi khoa học. Tốt nhất chảy máu chân răng phải làm sao sẽ cần sự can thiệp của các biện pháp nha khoa, cụ thể là:
- Lấy cao răng để loại bỏ mảng bám và cao răng gây viêm lợi, bác sĩ có thể kê thêm thuốc điều trị viêm lợi trong trường hợp cần thiết. Một số trường hợp viêm lợi nặng đã gây ra biến chứng thì sẽ phải thực hiện cách cách điều trị phức tạp hơn như ghép mô nướu, ghép xương,…
- Các răng sâu đã viêm tủy làm nhiễm trùng chân răng thì phải điều trị triệt để bằng cách lấy tủy răng, hàn trám răng sâu và điều trị nhiễm trùng.
- Điều trị viêm nha chu để phục hồi mô mềm và các tổ chức quanh chân răng, có thể sẽ phải can thiệp nhiều phương pháp điều trị phức tạp hơn để khắc phục triệt để tình trạng chảy máu chân răng.
Bên cạnh đó, thì chảy máu chân răng phải làm sao sẽ cần bạn thay đổi một số thói quen trong việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống. Hãy chải răng đúng cách để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ và không tổn thương đến nướu lợi. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần vitamin C và K để nướu lợi khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng: Nguyên nhân – cách điều trị
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy: Bệnh lý răng miệng không thể xem nhẹ
Ngoài ra, nếu xác nhận tình trạng chảy máu chân răng không phải do bệnh răng miệng thì có nguy cơ xuất phát từ bệnh lý cơ thể. Lúc này bạn nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh lý tiến triển nặng hơn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa