Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng bất thường nếu xảy ra thường xuyên, liên tục và kéo dài. Do đó, bạn nên hiểu rõ tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì để có cách khắc phục kịp thời, tránh bệnh lý tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì?
Tình trạng chảy máu chân răng rất thường xảy ra, có thể do các yếu tố tác động bên ngoài nhưng cũng có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu không phải chảy máu chân răng do chải răng quá mạnh hay do chấn thương lợi thì nó có thể là biểu hiện của các bệnh lý như:
- Viêm lợi: Chảy máu chân răng thường xuyên diễn ra nếu bạn bị viêm lợi và không được chữa trị sớm. Tình trạng này xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo khiến cho mảng bám cao răng tích tụ nhiều ở chân răng, vi khuẩn trong cao răng tấn công vào nướu gây ra viêm nhiễm. Nếu kéo dài viêm lợi sẽ biến chứng thành viêm nha chu làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng như dây thần kinh, mạch máu, xương hàm,… thậm chí gây ra nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
- Bệnh lý của răng: Các bệnh lý sâu răng, nhiễm trùng chân răng hay răng bị đau nhức ê buốt cũng sẽ dễ gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, K, canxi, magie có thể gây chảy máu chân răng.
- Bệnh lý cơ thể: Chảy máu chân răng thường xuyên, liên tục rất có thể là triệu chứng của bác bệnh nguy hiểm như thiếu hụt Vitamin PP, bệnh lý tim mạch hay tiểu đường v.v…
Xem thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng: Nguyên nhân – cách điều trị
2. Chảy máu chân răng thường xuyên phải làm sao để khắc phục?
Việc nên làm đầu tiên khi nhận thấy tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên là bạn nên thay đổi thói quen chải răng của mình. Nên chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm để hạn chế tác động tới vùng nướu đã bị tổn thương.
Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để sát trùng giảm thiểu mảng bám hình thành ở chân răng. Nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất tốt cho răng miệng thông qua việc sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt,…
Nếu hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên vẫn xảy ra và kèm theo nhiều triệu chứng đau nhức, sưng tấy vùng răng nướu thì tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để xác định nguyên nhân. Trường hợp này rất có thể là do bệnh lý viêm nướu, sâu răng hay các bệnh răng miệng khác gây ra. Lúc này bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp với bệnh lý ở từng mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Các trường hợp chảy máu chân răng do các bệnh cơ thể là nguy hiểm nhất, nếu cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì bạn cần đi khám ngay lập tức, tránh bệnh lý tiến triển nặng gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
3. Thay đổi thói quen hàng ngày để giảm thiểu chảy máu chân răng
Để hạn chế chảy máu chân răng thì ngoài việc có thói quen vệ sinh răng miệng tốt bằng việc chải răng đúng cách, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng thì bạn cũng nên thay đổi một số thói quen sau:
- Hút thuốc lá lâu năm sẽ dẫn đến lợi có nhiều chất xơ và nang, không được nuôi dưỡng đúng mức. Do đó, nếu bị chảy máu chân răng thì bạn nên bỏ thói quen hút thuốc.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh với việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, canxi rất tốt cho răng và nướu.
- Nếu bạn hay lo lắng, căng thẳng sẽ làm tăng khả năng bị bệnh viêm lợi. Stress gây viêm lợi ở các mạch máu và làm vỡ các mô mềm trong miệng, ức chế khả năng phục hồi của nó. Bởi vậy, bạn nên giảm stress nếu không muốn mắc bệnh lý viêm lợi gây chảy máu chân răng thường xuyên.
- Nên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra, vệ sinh răng miệng cũng như phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý gây chảy máu chân răng (nếu có).
Xem thêm: Chảy máu chân răng khi ngủ dậy: Bệnh lý răng miệng không thể xem nhẹ
Chảy máu chân răng về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
Như vậy, bạn quan tâm chú trọng chăm sóc răng miệng của mình một cách hợp lý với việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày và có chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm cũng như tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên, liên tục.