NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Đau lợi hàm trên là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Đau lợi hàm trên có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Biểu hiện ban đầu chỉ là tình sưng nướu, đau nhức nhưng có thể kéo theo nhiều mối nguy hiểm khác.

Đau lợi hàm trên có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Biểu hiện ban đầu chỉ là tình sưng nướu, đau nhức vùng nướu nhưng về sau này sẽ kéo theo nhiều mối nguy hiểm khác. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu các bệnh lý gây đau lợi hàm trên để có cách điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng.

Đau lợi hàm trên là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

1. Đau lợi hàm trên là biểu hiện của những bệnh lý nào?

Các bệnh răng miệng phổ biến gây đau lợi hàm trên thường xảy ra do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bao gồm các bệnh lý như sau:

  • Nước lợi bị tổn thương: Việc đánh răng quá mạnh hay hay sử dụng bàn chải lông cứng thường xuyên sẽ làm cọ xát vùng nướu, làm xước nướu lợi. Nếu cứ thực hiện thường xuyên như vậy thì những tổn thương chưa thành ở vùng nướu sẽ tiếp tục xảy ra và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây sưng nướu lợi, đau lợi hàm trên hoặc hàm dưới.

  • Viêm lợi, viêm nha chu: Bệnh này cũng liên việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, nếu không giữ răng miệng sạch sẽ thì ở vị trí chân răng sẽ dần hình thành mảng bám, sau đó vôi hóa thành cao răng rất khó làm sạch. Chính lúc này, vi khuẩn trong mảng bám cao răng sẽ tiết ra các độc tố làm tổn thương mô nướu, gây viêm nhiễm nướu lợi, kéo theo đó triệu chứng đau nhức dai dẳng.

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong nướu: Hầu hết ai cũng phải trải qua cảm giác đau răng khôn một lần trong đời. Tình trạng đau răng khôn xuất hiện ở vùng lợi trong cùng và mức độ đau nhức sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người cũng như xu hướng răng mọc thẳng, mọc lệch hay mọc ngầm ở hàm trên hoặc hàm dưới.

Đau lợi hàm trên là biểu hiện của các bệnh răng miệng

Về cơ bản thì các bệnh lý răng miệng trên đều gây ra nhiều tổn thương đến các mô nướu quanh răng. Tuy nhiên, xét về mức độ nguy hiểm thì vấn đề mọc răng khôn bạn cần phải đặc biệt lưu ý bởi các biến chứng mà nó gây ra đặc biệt nghiêm trọng. Các biến chứng phải kể đến bao gồm u nang răng khôn, viêm lợi trùm, viêm xương hàm,…

Xem thêm: Đau lợi sưng má có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

2. Một số cách giảm đau lợi hàm trên tại nhà

Mẹo giảm đau lợi hàm trên tại nhà đầu tiên chính là thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng của bạn. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để làm sạch khoang miệng và tránh gây tổn thương cho mô nướu. Đồng thời kết hợp thêm một số dụng cụ vệ sinh khác như dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để diệt khuẩn hiệu quả hơn. Bạn cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để tăng cường sức khỏe cho nướu lợi.

Bổ sung vitamin C trong thực đơn hàng ngày để nướu lợi được khỏe mạnh

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tạm thời như:

  • Dùng khăn để chườm lạnh hoặc chườm nóng tại má ngoài vị trí bị đau lợi hàm trên.

  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau nhưng phải có chỉ định của nha sĩ.

  • Giảm đau răng tại nhà bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm hoặc thảo dược như uống trà bạc hà, sử dụng đinh hương,…

Các cách này mặc dù có thể mang lại hiệu quả giảm đau cho bạn nhưng không thể chấm dứt hoàn toàn được tình trạng này bởi bệnh lý vẫn còn tồn tại. Do đó, bạn vẫn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị triệt để bệnh lý, chấm dứt cơn đau lợi hàm trên cho bạn.

3. Điều trị triệt để các bệnh lý gây đau nhức lợi tại nha khoa

Tùy vào nguyên nhân xuất phát của tình trạng đau lợi hàm trên mà cách điều trị sẽ tương ứng như sau:

3.1 Điều trị viêm lợi

Ngoài việc cải thiện chế độ vệ sinh răng miệng tại nhà thì bạn cần thực hiện lấy cao răng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Có thể kết hợp thêm một số loại thuốc kháng viêm, chống sưng để đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn.

Một số trường hợp viêm lợi đã tiến triển thành dạng có mủ hoặc viêm nha chu thì sẽ phải can thiệp thêm một số thủ thuật nha khoa khác như làm sạch ổ mủ, ghép vạt lợi, ghép xương hàm,…

Lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng nướu

3.2 Điều trị đau răng khôn

Khi tình trạng đau lợi hàm trên do mọc răng khôn thì sẽ phải tiến hành điều trị ổ viêm, đồng thời nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay răng đã hư hỏng không thể giữ lại.

Răng khôn mọc khá phức tạp nên việc nhổ răng cũng đòi hỏi cao về yếu tố kỹ thuật, tay nghề bác sĩ điều trị và thiết bị nha khoa hỗ trợ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân thì bạn nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng khôn.

Xem thêm: Đau lợi nổi hạch là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không?

                      Đau nhức lợi trong cùng là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Như vậy, đau lợi hàm trên có thể chỉ là những tổn thương bên ngoài bề mặt nướu lợi nhưng cũng có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, bạn đừng chủ quan mà hãy lưu ý đến những triệu chứng đau nhức răng lợi để có thể đến nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.