Chỉ nha khoa dùng được mấy lần? Một số lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng thì nhiều người cũng băn khoăn chỉ nha khoa dùng được mấy lần thì nên thay để đạt hiệu quả vệ sinh tối đa.
Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng cũng là một bước chăm sóc răng miệng khá quan trọng. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ được những mảng bám và vi khuẩn ở kẽ răng hay những vị trí khuất mà việc chải răng thông thường không thể làm sạch.
Khi sử dụng chỉ nha khoa thì nhiều người cũng băn khoăn chỉ nha khoa dùng được mấy lần thì nên thay để đạt hiệu quả vệ sinh tối đa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những lưu ý quan trọng trong việc sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày nhé!
1. Đặc điểm của chỉ nha khoa
Trước tiên, để biết chỉ nha khoa dùng được mấy lần thì chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của dụng cụ vệ sinh răng miệng này.
Chỉ nha khoa là vật dụng nha khoa được làm từ sợi nylon mảnh dùng để lấy mảng bám thức ăn thừa ở các kẽ răng. Sợi chỉ tơ nha khoa có đặc điểm là khá mỏng, có độ đàn hồi cao và rất chắc chắn. Các loại chỉ nha khoa sẽ được tẩm trong các chất kháng khuẩn, kháng vi sinh, amip, chất ức chế lên men,… những chất này rất tốt cho răng miệng, đạt hiệu quả cao khi vệ sinh răng miệng.
Một số loại chỉ nha khoa còn được bao phủ sáp bên ngoài, hoặc có loại được bổ sung sáp và có nhiều mùi thơm khác nhau.
2. Chỉ nha khoa dùng được mấy lần?
Chỉ nha khoa dùng được mấy lần là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, đây cũng là một trong những sai lầm phổ biến khi sử dụng chỉ nha khoa. Sử dụng một cây tăm chỉ nhiều lần, dùng đi dùng lại không thể làm sạch được răng miệng và còn tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan diện rộng. Do đó, theo các chuyên gia nha khoa thì bạn chỉ nên sử dụng chỉ nha khoa 1 lần để vệ sinh kẽ răng, sau đó bỏ đi để đảm bảo vệ sinh răng miệng hiệu quả.
Như vậy có nghĩa là mỗi một đoạn chỉ ngắn chỉ nên được dùng để vệ sinh từng kẽ răng, thực hiện với các kẽ răng tiếp theo sẽ phải đổi một sợi chỉ khác. Thường độ dài của sợi chỉ nên trên 30cm để dễ dàng kiểm soát.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại chỉ nha khoa, một là dạng sợi chỉ dài dạng cuộn và loại khác là sợi chỉ ngắn được gắn cố định trên một cung nhỏ bằng. Sử dụng một trong hai loại trên đều sẽ mang lại hiệu quả cao nếu bạn sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, tuân thủ việc chỉ nha khoa được sử dụng mấy lần theo đúng khuyến cáo của nha sĩ.
Xem thêm:
Đánh răng xong có nên súc miệng
Súc miệng nước muối có tác dụng gì?
3. Lưu ý khi sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng hiệu quả
Bên cạnh việc chỉ nha khoa dùng được mấy lần thì bạn cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa đúng cách, đạt hiệu quả cao nhất.
- Khi mới sử dụng chỉ nha khoa có thể bạn chưa quen với việc này nên dễ dẫn tới một số sai lầm trong thao tác, dùng chỉ nha khoa quá mạnh tay, nhấn chỉ xuống nướu quá đà sẽ làm tổn thương nướu lợi. Do đó, bạn nên thực hiện thật nhẹ nhàng để làm sạch răng lợi mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
- Chỉ nha khoa rất dễ tìm mua ở quầy thuốc, siêu thị hay các cửa hàng lớn nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn cho mình loại chỉ nha khoa phù hợp. Không sử dụng các loại chỉ sợi to, xơ cứng vì khi xỉa răng sẽ cọ xát trên răng ra gây ra những tổn thương không khác gì khi sử dụng tăm xỉa răng thông thường.
- Chỉ nha khoa không chỉ được khuyến khích sử dụng ở người lớn mà ở trẻ nhỏ thì đây cũng là bước vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Khi trẻ được 5 – 6 tuổi thì bố mẹ nên hướng dẫn để bé biết cách tự làm sạch răng với dụng cụ vệ sinh răng miệng này.
- Song song với việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng thì bạn nên kết hợp thêm các dụng cụ khác, vẫn cần đánh răng, súc miệng và vệ sinh lưỡi hàng ngày.
Xem thêm: Nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng
Cũng giống với tất cả các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác thì chỉ nha khoa sẽ chỉ mang lại hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách cũng như tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ về việc chỉ nha khoa dùng được mấy lần? Vì vậy bạn đừng chủ quan mà hãy chủ động để bảo vệ răng miệng tốt nhất cho mình nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa