NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao? Có ảnh hưởng gì không?

Viêm lợi trùm răng khôn ở bà bầu cần can thiệp bằng cách điều trị thuốc, cắt lợi trùm, nhổ răng khôn,... nhưng cần lưu ý đến thời kỳ mang thai đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Viêm lợi trùm là bệnh lý răng miệng phổ biến ở người trưởng thành khi mọc răng khôn, nó gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt những trường hợp viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai thì mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn nữa. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu rõ bệnh lý viêm lợi trùm răng không để biết chính xác viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không cũng như cách điều trị tình trạng này như thế nào nhé!

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Viêm lợi trùm răng khôn là gì? 

Viêm lợi trùm răng khôn là tình trạng bệnh lý xảy ra khi phần lợi bao bọc ở ngoài răng khôn bị đẩy lên và viêm tấy. Sở dĩ bệnh lý này hình thành do răng khôn phát triển và trồi lên khá muộn. Lúc này, lợi và nướu đã phát triển ổn định nên răng số 8 sẽ đẩy nhô phần nướu lên, dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm khi mang thai

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai cũng diễn biến tương tự như các trường hợp mọc răng khôn thông thường. Mẹ bầu sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu, đau nhức tại vị trí mọc răng khôn và kéo theo nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Sưng nướu răng trong cùng: Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai sẽ khiến phần lợi của mẹ bầu sưng lên, có cảm giác hơi cộm ở khu vực răng trong cùng. Nếu nhai đụng vào vị trí bị sưng tấy thì sẽ có hiện tượng đau rát.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Vi khuẩn gây viêm nhiễm ở vị trí mọc răng khôn chính nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Điều này có thể khiến mẹ bầu e ngại trong việc giao tiếp thường ngày.
  • Ốm, sốt, mệt mỏi:Mọc răng khôn gây sốt ở mẹ bầu cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nướu. Khi đó, cơ thể của mẹ bầu sẽ trong trạng thái mệt mỏi, stress.
  • Đau nhức răng số 7: Tình trạng viêm lợi trùm kéo dài khiến cho vi khuẩn lây lan rộng sang các vùng xung quanh. Chúng sẽ tấn công, làm tổn thương răng kế cận răng khôn là răng số 7 và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, trong các trường hợp răng khôn lệch, mọc ngang cũng sẽ làm đau răng số 7, thậm chí là hư hỏng răng nghiêm trọng.
Biểu hiện viêm lợi trùm răng khôn là tình trạng hôi miệng

3. Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm lợi trùm 

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở mẹ bầu.

3.1 Viêm lợi trùm khi mang thai do răng khôn mọc lệch

Đây chắc chắn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm lợi trùm ở bà bầu. Khi răng số 8 mọc lệch, răng chỉ nhô lên một phần và sẽ đẩy phần lợi ở vị trí đó lên trên cao. Tại vị trí tiếp giáp giữa nướu và chân răng sẽ không hòa toàn khít. Cộng với thói quen ăn uống của bà bầu, tình trạng viêm tấy và sưng đau sẽ xảy ra.

3.2 Thay đổi nội tiết tố 

Nướu và răng của phụ nữ đang mang bầu tương đối nhạy cảm cũng như dễ bị kích thích. Giải thích cho điều này, ta có thể dựa trên sự thay đổi về mặt sinh lý của phụ nữ. Tại thời điểm mang bầu, lượng estrogen và progesterone sẽ tăng lên bất thường khiến nướu cũng dễ bị ảnh hưởng hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, lượng máu chảy về niêm mạc miệng cũng thay đổi bất chợt làm nướu và niêm mạc sẽ mềm hơn tương đối. Khả năng lành thương cũng sẽ bị ảnh hưởng tương đối nên chỉ cần một vết xước, một vết thương nhỏ cũng có thể tiến triển xấu thành viêm lợi trùm.

3.3 Do va chạm với răng đối diện

Ở người bình thường, nướu và răng sẽ không có quá nhiều tác động lên nhau. Nếu răng số 8 mọc lệch và đẩy nướu cao lên, khả năng nướu bị va chạm với răng ở phía đối diện là rất cao. Khi cọ sát với các góc cạnh của răng, tình trạng kích ứng và viêm nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. 

Viêm lợi trùm khi mang thai do thay đổi nội tiết tố

4. Phụ nữ mang thai bị viêm lợi trùm có nguy hiểm không? 

Mặc dù tình trạng viêm lợi trùm khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng nếu tiến triển xấu, viêm lợi trùm có mủ thì sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bà bầu sẽ gặp một số vấn đề như:

  • Việc ăn uống của bà bầu sẽ tương đối khó khăn. Đây cũng là giai đoạn cần nạp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nên điều này cũng khiến ảnh hưởng tương đối đến sự phát triển của thai nhi.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không chỉ gây ra viêm lợi trùm khi mang thai mà còn có thể tiến triển xấu thành rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tiêu biểu có thể kể đến như u nang răng khôn, nhiễm trùng, làm hỏng răng kế cận,…
  • Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan sang các mô kế cận cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là sinh non và tiền sản giật.
Viêm lợi trùm khiến mẹ bầu ăn uống khó khăn

5. Bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao? 

Dưới đây là chia sẻ từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Nha khoa Trẻ để bà bầu bị viêm lợi trùm có thể xử lý được tình trạng của bản thân.

5.1 Điều trị bằng thuốc

Bà bầu có thể sử dụng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc thường được sử dụng là Paracetamol, Ibuprofen và dung dịch sát khuẩn Chlorhexidine. Để việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những chỉ định về liều lượng, liều dùng,… cần đảm bảo tuân theo.

5.2 Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là chỉ định được ưu tiên hàng đầu để xử lý những chiếc răng khôn mọc lệch. Tuy nhiên với bà bầu, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện nếu thai nhi đang ổn định và trong giai đoạn thai kỳ từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Còn trong ba tháng đầu và cuối, đây là thời điểm khá nhạy cảm để thực hiện bất kỳ tiểu phẫu nào.

Bà bầu cũng cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sau khi thực hiện nhổ răng khôn. Quá trình thực hiện sẽ tương đối khó khăn do những thay đổi về mặt sinh lý của bản thân. Nếu gặp bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì, bạn cần liên hệ và tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.

5.3 Tiến hành cắt lợi trùm

Tiến hành cắt lợi trùm sẽ giảm bớt áp lực lên vùng lợi đang bị răng khôn đẩy lên cũng như giảm đau, giảm sưng tấy. Do là tiểu phẫu nên chắc chắn sẽ gây đau nhức và chảy máu. Bà bầu cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục đề phòng biến chứng có thể xảy ra.

Cũng giống như nhổ răng khôn, phương pháp này sẽ không được ưu tiên thực hiện trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

5.4 Áp dụng mẹo  

Bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây nếu không biết bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao:

  • Súc miệng với nước muối sinh lý 0,9% vào buổi sáng và buổi tối để làm sạch mảng bám trong miệng.
  • Sử dụng túi trà còn ấm chườm lên vùng nướu bị sưng tấy 
  • Sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh và muối giúp sát trùng và đẩy lùi vi khuẩn.
  • Tăng cường đề kháng với thực đơn gồm các loại rau xanh, trái cây,…

Xem thêm: 

Nhổ răng khôn khi mang thai tháng đầu

Áp xe răng khôn là gì? Triệu chứng và cách điều trị triệt để

Mẹ bầu nên thăm khám nha sĩ để điều trị viêm lợi trùm

6. Cách chăm sóc khi bà bầu bị viêm lợi trùm răng khôn

Nếu bạn hay người thân không may mắn gặp tình trạng viêm lợi trùm răng khôn, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để có thể chăm sóc người bệnh đúng cách.

6.1 Chế độ ăn uống phù hợp

Trong những ngày đầu mọc răng khôn bị lợi trùm, bà bầu nên sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng, ít cần nhai. Tiêu biểu có thể kể đến cháo, bún, xúp,… và có thể cho thêm thịt hay rau củ ninh nhừ để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. 

Bên cạnh đó, các loại đồ ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh cũng sẽ không phù hợp vào thời điểm này. Mặc dù giai đoạn thai nghén mà không được ăn như vậy thì rất khó chịu nhưng chị em cũng cần hạn chế tối đa để tránh ảnh hưởng đến răng miệng.

6.2 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Cách vệ sinh răng miệng cho bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao? Hãy tham khảo ngay những lưu ý dưới đây để giữ vệ sinh răng miệng được sạch sẽ.

  • Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
  • Kết hợp thêm chỉ nha khoa để đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng.
  • Sau khi chải răng xong, chị em có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng. Nếu tình trạng răng miệng đã tiến triển ổn hơn, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng.
  • Áp dụng thêm một số mẹo đã được gợi ý ở trên.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ không còn băn khoăn rằng bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao. Tình trạng này mặc dù rất khó chịu và tiềm ẩn nhiều biến chứng nhưng hoàn toàn kiểm soát được nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Liên hệ với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

 

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.