
Mọc răng khôn gây sốt và sẽ kéo theo nhiều vấn đề răng miệng khác. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu khi ăn nhai mà biến chứng có thể xảy ra bao gồm u nang răng khôn, viêm lợi trùm, tiêu xương hàm,… Vậy răng khôn gây sốt phải xử lý như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.



Mọc răng khôn gây sốt phải xử lý như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Mọc răng khôn gây sốt có đúng không?
Triệu chứng sốt khi mọc răng khôn ở người trưởng thành là rất bình thường, tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ sốt nặng hay nhẹ là khác nhau. Nhưng thông thường tình trạng mọc răng khôn bị sốt không quá 38 độ C.
Cơn sốt mọc răng sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khi răng khôn mọc hoàn chỉnh, mọc đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, xu hướng mọc răng khôn thường khá phức tạp, có trường hợp răng khôn mọc ngang, mọc lệch 90 độ, có răng khôn mọc ngầm trong xương hàm. Khi đó, triệu chứng sốt do mọc răng khôn sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Mọc răng khôn gây sốt trên thực tế là dấu hiệu cho thấy nướu lợi đang bị viêm nhiễm, điều này là do răng khôn đã phá vỡ nướu lợi, vi khuẩn xung quanh sẽ nhân cơ hội tấn công và gây nhiễm trùng tại vị trí mọc răng khôn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm nướu, từ đó gây ra tình trạng sốt do răng khôn, cùng với đó là những cơn đau nhức kéo dài.



Mọc răng khôn kéo theo các triệu chứng đau nhức, ảnh hưởng đến ăn nhai
Ngoài việc mọc răng khôn gây sốt thì nó sẽ còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như:
- Vùng nướu trong cùng trên cung hàm bị tổn thương và sưng phồng, sau khi răng khôn mọc lên thì nướu lợi sẽ trở lại bình thường.
- Vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang miệng sẽ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Đau nhức là dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất, điều này người bệnh ăn nhai khó khăn, mất ngủ về đêm.
- Răng khôn mọc lên ở vùng xương hàm, kết hợp với tình trạng đau nhức sẽ khiến hàm bị co cứng, khó há miệng như bình thường.
2. Mọc răng khôn bị sốt phải xử lý như thế nào?
Mọc răng khôn gây sốt, gây đau nhức hàm và khi đó khoang miệng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài là vi khuẩn, mảng bám, cao răng,… Nếu không can thiệp điều trị sớm thì răng khôn sẽ ngày càng “phiền phức” với các biến chứng nguy hiểm như áp xe răng khôn, u nang xương hàm,… Vậy nên, ngay khi nhận thấy mọc răng khôn gây sốt hoặc các dấu hiệu răng khôn khác thì bạn nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.
Khi đó sẽ phải tiến hành chụp X-quang răng khôn nhằm xác định vị trí, hướng răng mọc và những tổn thương mà răng khôn gây ra. Tùy vào việc răng khôn mọc thẳng hay mọc lệch mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.



Chụp X-quang răng khôn để chẩn đoán chính xác xu hướng mọc răng
2.1 Răng khôn mọc thẳng bình thường
Chắc hẳn có rất nhiều người băn khoăn việc răng khôn mọc thẳng có cần nhổ răng không. Thực tế đây là trường hợp khá may mắn vì răng khôn mọc thẳng sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cung hàm và cơn sốt cũng không kéo dài. Khi đó sẽ không phải nhổ răng khôn mà chỉ thực hiện các biện pháp giảm sốt thông thường bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
2.2 Răng khôn mọc lệch, mọc xiên ngang
Đa số các trường hợp răng khôn mọc lệch lạc sẽ phải nhổ răng khôn để tránh biến chứng răng khôn trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo nhổ răng khôn an toàn, hiệu quả thì bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nha khoa để thực hiện. Bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và có phương án phục hồi hợp lý.
Quá trình nhổ răng khôn sẽ được bác sĩ kiểm soát tối ưu nhất, đồng thời ứng dụng các thiết bị nhổ răng hiện đại sẽ nhanh chóng loại bỏ răng khôn và không gây đau nhức nhiều. Từ đó, cơn đau nhức và triệu chứng mọc răng khôn gây sốt sẽ chấm dứt hoàn toàn.



Nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc trong các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
3. Lưu ý với các trường hợp mọc răng khôn gây sốt
Nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mọc răng khôn thì sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng răng miệng, tình trạng mọc răng khôn gây sốt cũng được ngăn ngừa phần nào.
- Đánh răng đúng cách, thực hiện nhẹ nhàng để hạn chế tổn thương ở vùng mọc răng khôn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy mảnh vụn thức ăn sau mỗi bữa ăn.
- Súc miệng nước muối sẽ giúp kháng khuẩn hiệu quả hơn, hạn chế viêm nhiễm nướu lợi.
- Uống nhiều nước để tránh khoang miệng bị khô, đồng thời giúp khoang miệng luôn sạch sẽ.
- Sử dụng những thực phẩm mềm, lỏng để hạn chế vận động khoang miệng.
- Hạn chế các thực phẩm cứng, dai, nhiều đường, nóng lạnh và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tránh vận động mạnh bởi nó sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn, dễ tác động vào quá trình mọc răng khôn và khiến sốt mọc răng khôn kéo dài.
Xem thêm:
Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?



Hạn chế vận động mạnh vì có thể làm tác động đến quá trình mọc răng khôn
Như vậy, răng khôn gây sốt là triệu chứng thông thường cảnh báo tình trạng mọc răng khôn ở người trưởng thành. Nếu xuất hiện đồng thời với các biến chứng răng miệng thì bạn không nên chủ quan, hãy đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định xu hướng mọc răng cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA HÀNG ĐẦU TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi