Viêm khớp hàm uống thuốc gì? 4 lưu ý khi dùng thuốc

Viêm khớp hàm uống thuốc gì? Thông thường người bệnh sẽ uống thuống kháng sinh, thuốc giảm đau,kháng viêm, hạ sốt và thuốc giãn cơ, an thần.
Viêm khớp hàm uống thuốc gì để giảm đau, kháng viêm hiệu quả? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng đau hàm, khó há miệng, nhức đầu kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nhóm thuốc thường dùng, những lưu ý quan trọng khi sử dụng để cải thiện chức năng khớp hàm một cách toàn diện.
1. Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?
Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng tiến triển nặng hơn. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho người bị viêm khớp hàm uống thuốc gì.
1.1. Thuốc kháng sinh (chống nhiễm khuẩn)
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến như Penicillin G, Oxacillin và nhóm Cephalosporin thế hệ 1, 2 hoặc 3.
Những loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn tại ổ viêm. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, giảm sưng đau và ngăn biến chứng lan rộng đến các mô lân cận.

1. 2. Thuốc giảm đau – kháng viêm – hạ sốt
Trong các trường hợp người bệnh bị đau kèm theo sốt nhẹ, viêm khớp quai hàm cần phải uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và hạ sốt như Paracetamol, Meloxicam hoặc Aspirin.
Những loại thuốc này giúp làm dịu nhanh các cơn đau cấp tính, hỗ trợ người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là nhóm thuốc thường dùng khi cần tác dụng giảm đau tức thì nhưng cũng cần sử dụng đúng liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ.
1. 3. Thuốc giãn cơ – an thần
Khi viêm khớp thái dương hàm gây ra hiện tượng co thắt cơ hàm, khó há miệng hoặc căng cứng cơ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal. Những loại thuốc này giúp làm dịu cơ, giảm căng cứng, hỗ trợ giấc ngủ và giảm cảm giác lo âu do cơn đau kéo dài gây ra.
Việc giãn cơ hiệu quả không chỉ giúp cải thiện chức năng vận động của khớp mà còn hạn chế nguy cơ mỏi cơ hàm và co cứng kéo dài. Tuy nhiên, khi người bị viêm khớp hàm uống thuốc này thường gây buồn ngủ nên cần tránh sử dụng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
1.4.Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là loại thuốc mà người bị viêm khớp hàm thường uống. Loại thuốc này dùng cho các trường hợp do chấn thương, quá tải khớp hoặc viêm mạn tính. Một số loại thuốc chống viêm thường dùng như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen hoặc Meloxicam.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có khả năng giảm đau, chống viêm và hạ sốt nhưng không gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Những loại thuốc này đặc biệt hữu ích trong các phác đồ điều trị kéo dài, giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

2. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm
Việc điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc cần được thực hiện một cách khoa học và thận trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng người bệnh cần ghi nhớ khi tìm hiểu viêm khớp hàm uống thuốc gì
2.1. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa có chỉ định y tế. Việc dùng sai thuốc hoặc dùng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
2.2. Khai báo tình trạng sức khỏe
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo đầy đủ với bác sĩ về các tiền sử bệnh lý như dị ứng thuốc, các bệnh gan, thận, dạ dày hoặc tình trạng mang thai. Điều này giúp bác sĩ đưa ra quyết định kê đơn phù hợp, hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến sức khỏe.
2.3.Tránh sử dụng rượu bia
Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên kiêng tuyệt đối rượu, bia và các chất kích thích. Vì các chất này có thể gây tương tác thuốc, làm tăng độc tính lên gan, dạ dày hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
2.4. Tái khám định kỳ
Việc tái khám đúng hẹn sẽ giúp bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng khi cần thiết. Đồng thời, tái khám cũng giúp phát hiện sớm các tác dụng phụ không mong muốn để có hướng xử lý kịp thời.
3. Các phương pháp điều trị khác ngoài thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, điều trị viêm khớp thái dương hàm cần kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác nhằm cải thiện chức năng khớp, giảm đau và phòng ngừa tái phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị không dùng thuốc thường được áp dụng.
3.1. Điều trị bảo tồn (Ít xâm lấn)
Đây là nhóm phương pháp được ưu tiên hàng đầu nhờ tính an toàn và hiệu quả trong giai đoạn đầu. Các phương pháp điều trị mà người bị viêm khớp hàm có kết hợp với việc uống thuốc như chườm nóng, massage để giảm đau và thư giãn cơ. Những phương pháp này giúp tăng tuần hoàn máu, giảm viêm và cải thiện vận động hàm.

Ngoài ra đeo máng nhai cũng là phương pháp bảo tồn và phổ biến trong điều trị viêm khớp thái dương hàm với tác dụng thư giãn cơ, giảm tải áp lực lên khớp từ đó giảm các triệu chứng đau của bệnh nhân,
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các hành vi xấu như nghiến răng, siết chặt hàm, há miệng quá lớn. Người bệnh có thể kết hợp thêm thiền, thở sâu, thư giãn cơ mặt hoặc châm cứu, bấm huyệt để hỗ trợ giải tỏa căng thẳng và giảm triệu chứng.
3.2. Điều trị duy trì (Ổn định khớp cắn)
Khi các phương pháp bảo tồn đã cải thiện triệu chứng, cần tiếp tục điều trị để ổn định lâu dài. Bác sĩ có thể mài chỉnh khớp cắn giúp loại bỏ các điểm cản trở trong quá trình ăn nhai.
Trường hợp sai lệch khớp cắn nhiều, bác sĩ có thể chỉ định chỉnh nha để điều chỉnh toàn bộ khớp cắn, đảm bảo lực nhai phân bố đều hai bên. Đối với những trường hợp bị mòn răng, mất răng làm thay đổi chiều cao khớp cắn, các phương pháp phục hình răng (làm răng sứ, trồng răng giả…) sẽ được áp dụng.
3.3. Điều trị không bảo tồn (Xâm lấn)
Nếu các phương pháp điều trị trước đó không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các can thiệp chuyên sâu như phẫu thuật. Đây là phương pháp cuối cùng, chỉ áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn trước đó. Phương pháp này khá tốn kém và yêu cầu trình độ chuyên môn cao.
Việc xác định đúng viêm khớp hàm uống thuốc gì và tuân thủ hướng dẫn điều trị là yếu tố then chốt trong quá trình kiểm soát viêm khớp hàm. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu, điều chỉnh khớp cắn hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Làm trắng răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa
- Bệnh khớp thái dương hàm