NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tụt nướu, tụt lợi nên uống thuốc gì?

Tụt lợi làm răng lung lay và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ răng miệng khác. Vì vậy bạn nên nhận biết sớm tình trạng bệnh lý và tìm hiểu tụt lợi nên uống thuốc gì để giải quyết tình trạng này.

Tụt lợi làm răng lung lay và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ răng miệng khác. Tuy nhiên, nhiều người lại lơ là những triệu chứng ban đầu của bệnh lý đến khi tình trạng nghiêm trọng hơn mới tìm giải pháp điều trị. Lúc này sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí điều trị hơn, vì vậy bạn nên nhận biết sớm tình trạng bệnh lý và tìm hiểu tụt lợi nên uống thuốc gì để giải quyết tình trạng này.

Tụt nướu, tụt lợi nên uống thuốc gì?

1. Bệnh tụt lợi là gì? Nguyên nhân gây tụt lợi

Tụt lợi (tụt nướu) là quá trình nướu lợi bị co lại, dần dịch chuyển về phía chóp chân răng khiến bề mặt của răng ngày càng lộ ra nhiều hơn. Lâu dần sẽ làm mòn cổ chân răng, lộ ngà và khiến răng nhạy cảm hơn trước, nghiêm trọng có thể làm các răng lung lay và thậm chí là gãy rụng.

Tình trạng tụt nướu, tụt lợi thường xảy ra ở mặt ngoài của nhóm răng trước là răng cửa và răng nanh. Biểu hiện tụt lợi ở hàm trên sẽ dễ phát hiện hơn hàm dưới, do phần chân răng hàm dưới bị che phủ khá nhiều bởi môi dưới. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn nên theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên bằng cách quan sát răng lợi tại nhà hoặc đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi,… Nhiều trường hợp bị tụt chân răng là do các yếu tố bẩm sinh, do thay đổi nội tiết tố khiến nướu lợi nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng tụt lợi chân răng. 

Xem thêm: Tụt lợi có tự khỏi được không? Tụt nướu lợi phải làm sao?

Vệ sinh răng miệng sai cách gây ra tụt lợi chân răng

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tụt lợi?

Để nhận biết bệnh lý tụt lợi thì bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu sau:

  • Tụt lợi bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Vùng nướu lợi bị sưng đỏ.
  • Đau nhức vùng nướu tại vị trí bị tụt lợi.
  • Nướu bị thu hẹp diện tích đáng kể so với các vùng khác.
  • Chân răng lộ ra nhiều hơn.
  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
  • Răng bị lung lay.

Nếu bạn nhận thấy một vài triệu chứng như trên thì hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng miệng cho bạn, chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phương án điều trị kịp. Tùy vào từng tình trạng răng miệng mà bác sĩ có thể chỉ định tụt lợi nên uống thuốc gì để đạt hiệu quả cao nhất.

Tụt lợi làm hở cổ chân răng khiến răng lung lay

3. Bệnh tụt lợi nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Tụt lợi nên uống thuốc gì cũng chỉ nhằm hỗ trợ, ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng hơn chứ không có công dụng chữa trị. Các loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bạn là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, chống sưng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Lưu ý nên sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để bị phản tác dụng cũng như gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế việc tụt lợi nên uống thuốc gì bằng một số phương pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà như:

  • Sử dụng nước trà xanh để đánh răng hoặc pha loãng để uống mỗi ngày giúp cải thiện mùi hôi và kháng viêm hiệu quả.
  • Bôi trực tiếp gel nha đam vào vị trí bị tụt lợi từ 3 – 5 phút, sau đó súc miệng thật sạch với nước lạnh để chống viêm và hạ nhiệt.
  • Có thể sử dụng hỗn hợp tỏi gừng đã xay nhuyễn để đắp lên phần bị tụt lợi từ 3 – 5 phút rồi súc miệng sạch, như vậy sẽ giúp giảm viêm nhiễm, chống sưng và loại bỏ vi khuẩn.
  • Bạn có thể dùng dầu mè để cải thiện tình trạng tụt lợi bởi trong nó có thành phần làm liền mô nướu hiệu quả và kháng khuẩn rất tốt.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp khác bằng chanh, dầu oliu hoặc nước muối pha loãng.
Tụt lợi có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà

4. Điều trị dứt điểm bệnh lý tụt nướu, tụt lợi tại nha khoa

Đến nha khoa điều trị là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng giúp bạn chấm dứt tình trạng đau nhức do tụt nướu gây ra. Đối với các trường hợp tụt lợi nhẹ thì bác sĩ sẽ điều trị bằng cách làm sạch sâu khu vực bị ảnh hưởng, lấy mảng bám và cao răng dưới nướu để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Khi đó, bạn cũng sẽ cần quan tâm tụt lợi nên uống thuốc gì bởi bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc kháng sinh để hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Nếu tụt lợi nghiêm trọng hơn làm mất quá nhiều xương và túi nướu thì phương pháp làm sạch sâu sẽ không hiệu quả. Lúc này cần tiến hành phẫu thuật răng để điều trị những vấn đề do tụt nướu gây ra. Có thể tiến hành giảm độ sâu của túi nha chu hoặc tái tạo răng tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Xem thêm: Tẩy trắng răng có làm tụt lợi không?

                       Tụt nướu khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu

Điều trị tụt lợi triệt để tại nha khoa

Sau khi điều trị bệnh lý bạn hãy xây dựng cho mình một thói quen chăm sóc răng miệng khoa học. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm. Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn hiệu quả hơn. Đồng thời khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và ngăn ngừa tình trạng tụt nướu tái phát.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.