Nếu không đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nhu chu,… Khi các bệnh lý tiến triển nặng sẽ gây tụt nướu, tụt lợi làm lộ chân răng, mòn cổ răng. Vậy bệnh lý tụt lợi là gì? Tụt lợi có tự khỏi được không? Cách điều trị tụt nướu lợi như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Tụt lợi (tụt nướu) là gì?
Tụt lợi, tụt nướu là hiện tượng nướu teo rút dần làm lộ phần cổ răng, chân răng ngày càng dài ra. Khi đó sẽ thường xuất hiện các triệu chứng chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc vô tình tác động vào nướu. Cùng với đó là những cơn đau nhức, ê buốt gây cảm giác cực khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, có thể khiến bạn ngủ không yên giấc, mất ngủ về đêm.
Nguyên nhân gây ra tụt lợi là do các bệnh lý viêm nhiễm vùng nướu lợi khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng. Theo thời gian vi khuẩn viêm nhiễm sẽ tiếp tục tấn công vào nướu và các tổ chức quanh răng khiến lợi dần yếu đi, không còn bám chắc vào chân răng khiến như nướu lợi khỏe mạnh.
Ngoài ra, tụt nướu cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như chải răng quá mạnh, hormone thay đổi khi mang thai, do di truyền, do tật nghiến răng,…
2. Tụt lợi có tự khỏi được không?
Tình trạng tụt nướu lợi thường không được chú ý đến bởi phần chân răng bị che lấp bởi rìa môi. Khi phát hiện ra tụt nướu hầu hết đã ở giai đoạn tiến triển của bệnh lý, dần xuất hiện các hiện tượng chảy máu, đau buốt răng, răng nhạy cảm. Khi đó chắc hẳn nhiều người cũng băn khoăn tụt lợi có tự khỏi được không?
Thực tế, bệnh lý tụt nướu lợi không thể tự khỏi bởi nướu không có khả năng tự bồi đắp lại như ban đầu. Ở các trường hợp tụt nướu nhẹ có thể chỉ cần chú trọng chế độ vệ sinh răng miệng, uống chút thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm là sẽ dần hồi phục. Nhưng nếu tụt lợi nặng đã làm lộ chân răng quá nhiều thì sẽ phải can thiệp các biện pháp nha khoa để điều trị dứt điểm bệnh lý.
Bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để được bác sĩ giỏi thăm khám và điều trị hiệu quả chứ không thể trông chờ vào việc tụt lợi có tự khỏi được không. Nếu để lâu mà không chữa trị, bệnh lý tụt lợi sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều hệ lụy như răng lung lay, mất răng vĩnh viễn, viêm nhiễm lan rộng,…
Xem thêm: Tẩy trắng răng có làm tụt lợi không?
3. Tụt nướu lợi phải làm gì để điều trị dứt điểm?
Như đã nói, nếu tụt lợi mức độ nhẹ có thể thực hiện chăm sóc và uống thuốc tại nhà là sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên, tụt lợi nên uống thuốc gì thì vẫn cần được tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn, uống đúng loại thuốc và đúng liều lượng.
Đối với trường hợp tụt nướu nặng thì tùy vào mức độ tổn thương nướu mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sau:
- Lấy cao răng: Đây là kỹ thuật cơ bản và cần thiết cho mọi trường hợp tụt nướu lợi. Việc lấy cao răng, loại bỏ mảng bám cứng đầu ở chân răng, kẽ răng sẽ làm sạch được mầm bệnh là các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sau khi lấy hết cao răng, nướu lợi không còn bị vi khuẩn tấn công sẽ dần hồi phục hoặc mức độ tụt nướu sẽ chậm lại. Có thể kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Ghép mô mềm: Khi phần lợi đã bị tụt quá nhiều thì sẽ không thể tự hồi phục mà cần thực hiện ghép mô mềm. Có thể ghép mô ở khu vực khác trong miệng hoặc ghép từ mô được hiến tặng.
- Ghép xương răng: Trong trường hợp xương răng đã bị phá hủy thì buộc phải tiến hành ghép xương răng với và kết hợp ghép mô mềm sau khi đã vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
4. Cách phòng ngừa bệnh lý tụt nướu chân răng
Để không phải băn khoăn về việc tụt lợi có tự khỏi được không thì ngay từ đầu chúng ta cần biết cách ngăn ngừa và phòng tránh bệnh lý. Biện pháp phòng ngừa tụt lợi chính là chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách với việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp.
- Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp để không làm tổn thương nướu lợi. Có thể sử dụng kem đánh răng có tác dụng chống tụt lợi.
- Sử dụng thêm nước súc miệng diệt khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn cũng như phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh với việc bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất,… từ đa dạng các loại thực phẩm, rau quả.
- Hạn chế sử dụng các món ăn nhiều đường, hay các thực phẩm xấu như rượu bia vì chúng sẽ làm hại đến sức khỏe răng miệng.
- Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra, phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng (nếu có) và điều trị sớm, tránh bệnh lý tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: Tụt nướu khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu
Như vậy, chứng tụt lợi không thể tự khỏi được và có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm. Do đó, bạn nên chú ý theo dõi sức khỏe răng miệng của mình và nếu có dấu hiệu bất thường thì nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám ngay lập tức.