NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tụt nướu khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu

Tụt nướu khi mang thai, giai đoạn mang thai thì cơ thể của người phụ nữ sẽ có sự những thay đổi đáng kể khiến nướu lợi nhạy cảm hơn, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Tụt nướu khi mang thai, giai đoạn mang thai thì cơ thể của người phụ nữ sẽ có sự những thay đổi đáng kể. Lượng hormone tăng cao dẫn đến hiện tượng nướu lợi trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các nhân tố bên ngoài như mảng bám và vi khuẩn.

Đây cũng chính là nguyên nhân mà ở phụ nữ mang thai nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi cao hơn bình thường. Cũng khá nhiều trường hợp gặp phải tình trạng tụt nướu khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu ngay bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiện tượng tụt nướu trong giai đoạn thai kỳ

Tụt nướu khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi chứ không chỉ riêng mẹ bầu, tuy nhiên ở giai đoạn mang thai thì nguy cơ bị viêm nướu, tụt lợi lại gia tăng nhiều hơn.

Khi bị tụt nướu, phần lợi bảo vệ chân răng đã di chuyển xuống xuống răng sâu phía dưới, phần chân răng lộ ra nhiều hơn bình thường. Đồng thời nó sẽ đi kèm với nhiều triệu chứng bệnh lý cụ thể như sau:

  • Chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Nướu lợi sưng đỏ bất thường và có các cơn đau nhức nhẹ trên răng nướu.
  • Viêm lợi, tụt nướu sẽ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Do chân răng bị lộ ra ngoài nên có hiện tượng ê buốt, nhức răng khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn đồ nóng, lạnh.
  • Răng yếu dần, lỏng lẻo và dễ bị lung lay.
Triệu chứng đau nhức do viêm nướu, tụt nướu kéo dài dai dẳng

Có thể nói giai đoạn ban đầu của bệnh tụt nướu và viêm lợi, khi đó các mô nướu quanh răng bị tổn thương nhưng chưa quá nghiêm trọng. Trong giai đoạn đầu của bệnh lý nếu can thiệp biện pháp điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh tụt nướu lợi về sau và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Tụt nướu lợi ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Viêm lợi khi mang thai là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, đa số các trường hợp viêm lợi không quá nghiêm trọng, không gây tụt lợi nhiều bởi nó thường là một dạng viêm nhẹ.

Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Không chỉ gây tụt nướu khi mang thai mà viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu, đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể làm viêm nhiễm lan rộng ở các tổ chức quanh răng và gây nhiễm trùng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, khả năng ăn uống và chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể và gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Đã có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thai nhi và các bệnh lý răng miệng ở người mẹ. Tình trạng tụt nướu khi mang thai hay viêm nha chu có liên quan đến nguy cơ sinh non, thai nhi bị nhẹ cân,…

Các bệnh răng miệng có liên hệ mật thiết với sức khỏe của thai nhi

Các vấn đề đáng lo ngại ở trên là hậu quả của tình trạng viêm nướu, tụt lợi khi mang thai và ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh đối với cơ thể. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe răng miệng của mình trong giai đoạn này để có thể sinh con một cách thuận lợi và khỏe mạnh nhất.

3. Cách điều trị và phòng ngừa viêm nướu, tụt nướu khi mang thai

Trong các giai đoạn thai kỳ, đặt biệt là thời điểm 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì mẹ bầu nên hạn chế sự tác động của các máy móc, dụng cụ y tế. Do đó, khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra phương án trì hoãn điều trị tụt nướu khi mang thai và phải chờ đến thời điểm sau khi sinh và khi cơ thể của người mẹ đã ổn định trở lại.

Để tạm thời khắc phục tình trạng viêm nướu, tụt lợi bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu xây dựng thói quen vệ sinh răng hiệu quả và chế độ ăn uống hợp lý. Từ đó, vi khuẩn được hạn chế tối đa và không có khả năng gây hại tiếp cho răng lợi và tình trạng viêm lợi sẽ được cải thiện phần nào.

  • Chải răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày, tránh tác động mạnh nên nướu lợi đang viêm nhiễm.
  • Lưu ý lựa chọn bàn chải lông mềm, có thể sử dụng bàn chải điện để tăng khả năng làm sạch mảng bám và ngăn ngừa viêm nhiễm tốt hơn.
  • Súc miệng nước muối để kháng khuẩn hiệu quả hơn.
  • Hạn chế ăn các loại bánh ngọt, đồ ăn nhiều đường bởi nó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng như ớt, gừng,…

Xem thêm: Chụp X-quang răng ở đâu tốt tại Hà Nội?

                      Chụp X-quang răng có ảnh hưởng gì không?

Vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất cho mẹ bầu

Trong giai đoạn này nếu mẹ bầu nhận thấy các triệu chứng viêm nướu hay tụt nướu khi mang thai thì hãy chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng của mình. Nên tham khảo trực tiếp hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để có phương pháp chăm sóc đúng cách, bảo vệ răng lợi luôn khỏe mạnh.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.