Nội dung chính

[Giải đáp] Tụt lợi chảy máu chân răng phải làm sao?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 12/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tụt lợi chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm, khi tụt lợi nặng sẽ làm lộ chân răng, răng có nguy cơ lung lay và gãy rụng sớm. Do đó, ngay từ những dấu hiệu tụt lợi nhẹ thì bạn nên đến nha khoa để được chữa trị kịp thời.

Tụt lợi chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm, khi tụt lợi nặng sẽ khiến răng có nguy cơ lung lay và gãy rụng sớm. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu khi có những dấu hiệu tụt lợi nhẹ thì bạn nên đến nha khoa để được chữa trị kịp thời.

Tụt lợi chảy máu chân răng phải làm sao?

1. Tụt lợi chảy máu chân răng là bệnh gì?

Tụt lợi chảy máu chân răng chỉ là một biểu hiện của bệnh lý răng miệng tụt nướu, tụt lợi. Thực chất, tình trạng tụt lợi là quá trình làm lộ chân răng do lợi dần di chuyển xuống dưới, lớp men răng ở chân răng sẽ dần mất đi gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt cho người bệnh. Mức độ tụt lợi nặng hay nhẹ sẽ được đánh giá dựa trên tỷ lệ chân răng bị hở và độ xuống thấp của nướu lợi. Tình trạng này càng nặng thì càng ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.

Triệu chứng ban đầu của bệnh ký tụt lợi là hiện tượng viêm lợi, nướu sưng đỏ, khi đánh răng hoặc cắn vật cứng thì dễ bị chảy cháu chân răng. Tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tiêu xương quanh răng, tủy răng co lại và bị hôi miệng. Khi đó, răng cũng có thể gặp phải hiện tượng lung lay, thậm chí là gãy rụng.

Xem thêm: Cách chữa tụt lợi bằng mật ong đơn giản, hiệu quả không ngờ

Tụt lợi làm chân răng ngày càng lộ nhiều hơn

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi

Do di truyền: Tụt lợi chảy máu chân răng có xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình của bạn cũng có người mắc phải bệnh lý răng miệng này thì khả năng bạn bị tụt lợi là rất cao.

Chải răng không đúng cách: Nếu bạn chải răng quá mạnh hoặc sử dụng các loại bàn chải lông cứng thì rất dễ làm tổn thương đến nướu lợi. Về lâu dài sẽ dẫn đến các hiện tượng mòn chân răng, tụt lợi chảy máu chân răng.

Cao vôi răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tụt nướu, tụt lợi. Mảng bám tích tụ lâu ngày ở răng không được vệ sinh sạch sẽ và bị canxi hóa biến thành cao răng cứng trên răng, đặc biệt là ở vị trí chân răng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm lợi dẫn đến tụt lợi chảy máu chân răng.

Bệnh lý viêm nha chu: Nha chu là các tổ chức giải phẫu quanh chân răng bao gồm mô mềm, dây thần kinh quanh răng. Nếu mắc phải bệnh lý nha chu, mô nướu sẽ dần bị phá hủy, khi đó răng không còn tổ chức nâng đỡ sẽ khiến răng ngày càng yếu hơn và lộ chân răng nhiều hơn.

Yếu tố nội tiết: Tình trạng tụt lợi khi mang thai, mãn kinh hay ở tuổi dậy khá thường gặp. Nguyên nhân là do nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi, nướu lợi cũng trở nên yếu và nhạy cảm hơn trước nên dễ bị tổn thương hơn.

Răng bị xô lệch nhiều: Trong trường hợp răng bị xô lệch nhiều sẽ khiến lực ăn nhai tác động mạnh trên răng, lâu dần gây ảnh hưởng đến lợi và xương hàm làm các răng xô lệch nhiều hơn, dẫn đến tụt lợi.

Cao răng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tụt nướu, tụt lợi

3. Cách điều trị tụt lợi chảy máu chân răng theo từng mức độ

Khi thăm khám tại Nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, chụp X-quang răng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh lý tụt lợi. Từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất, phù hợp với sức khỏe răng miệng của từng người. Cụ thể, các phương pháp điều trị tụt lợi sẽ được bác sĩ chỉ định như sau:

Xem thêm: Tụt nướu, tụt lợi nên uống thuốc gì?

                      Tụt lợi có tự khỏi được không? Tụt nướu lợi phải làm sao?

Cần thực hiện lấy cao răng và đánh bóng đối với trường hợp nhẹ

Ngoài ra, trong các trường hợp tụt nướu cần khôi phục thẩm mỹ tối ưu thì có thể áp dụng phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ. Khi đó, những chiếc răng bị mòn men răng sẽ được thay thế bằng mão răng sứ với màu sắc trắng sáng tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi bọc răng sứ bạn sẽ cần phải thăm khám và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng.

Danh mục cẩm nang