Tự nhổ răng tại nhà có nguy hiểm không?
Tự nhổ răng tại nhà bằng các phương pháp dân gian được truyền tai nhau áp dụng rộng rãi. Thế nhưng liệu có nguy hiểm gì khi tự nhổ răng ở nhà không?
Một chiếc răng đau nhức khó chịu sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như sốt, nhiễm trùng hoặc sưng mặt. Do đó nhiều người đã tự nhổ răng tại nhà để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên điều đó có nên hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để được giải đáp thắc mắc.
1. Những cách tự nhổ răng tại nhà được dân gian áp dụng
Có khá nhiều cách trong dân gian được cho rằng có thể tự nhổ răng mà ít gây đau. Những cách này thường chỉ cần chuẩn bị khá đơn giản như: đá lạnh, sợi chỉ, quả táo hoặc nước muối,…
1.1. Dùng sợi chỉ
Nhổ răng bằng chỉ thì sợi chỉ thường được người ta quấn vào chiếc răng đã lung lay sẵn. Sau đó dùng lực giật mạnh sợi chỉ cho răng được văng ra khỏi hố răng. Tiếp đến sẽ súc miệng sát khuẩn bằng nước muối và ngậm bông gòn tại chỗ răng vừa nhổ cho đến khi hết chảy máu.
1.2. Dùng quả táo
Người cần nhổ răng dùng quả táo cắn thật mạnh để chiếc răng sữa lung lay vướng vào và theo miếng táo ra ngoài. Tuy nhiên cách này không đem lại hiệu quả cao.
1.3. Nhổ răng tại nhà bằng cách dùng đá lạnh
Ngậm đá lạnh cho tới khi toàn bộ khoang miệng tê cứng, sau đó người cần nhổ răng sẽ dùng tay hay một vật dụng nào đó nhổ răng ra dễ dàng. Phương pháp này khiến quá trình nhổ răng không còn quá đau đớn.
1.4. Dùng tay
Người ta dùng tay rửa thật sạch sau đó lung lay nhiều lần răng cần nhổ. Khi cảm thấy răng đã lỏng lẻo hơn thì bẻ răng theo phương thẳng đứng để nhổ răng ra ngoài. Sau đó người bệnh sẽ ngậm bông gòn trong vòng 15 phút để tránh chảy máu.
2. Biến chứng nguy hiểm khi tự nhổ răng tại nhà
Tuy những biện pháp tự nhổ răng tại nhà trên đã được nhiều người áp dụng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Nhổ sót chân răng trong nướu: Răng lung lay chưa đủ chín muồi hoặc trong quá trình đưa răng ra ngoài chưa đủ kỹ thuật khiến chân răng còn vướng lại trong lợi. Tình trạng này làm cho bệnh nhân dễ nhiễm trùng, đau nhức kéo dài.
- Nhiễm trùng: Khi nhổ răng tại nhà ta không thể đảm bảo vô khuẩn cho toàn bộ các dụng cụ nhổ răng. Đây cũng là lý do dẫn tới những nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng.
- Mất máu nhiều: Việc kéo răng ra ngoài không chuyên nghiệp dễ khiến vết thương lan rộng gây tình trạng chảy máu nhiều và kéo dài cho người bệnh.
Xem thêm:
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền?
3. Nhổ răng an toàn tại nha khoa
Để tránh những tình trạng nguy hiểm do tự nhổ răng tại nhà, bạn nên đến các nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng. Ở đây bạn sẽ được đảm bảo sự vô trùng, an toàn sức khỏe kể cả trong và sau quá trình nhổ răng. Với những trang thiết bị hiện đại và các nha sĩ có chuyên môn, việc nhổ răng không còn gây cho bạn quá nhiều đau đớn như khi tự nhổ.
Quy trình nhổ răng an toàn tại nha khoa gồm các bước:
- Khám tổng quát: Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của khách hàng để đưa ra quyết định nhổ răng vào thời gian nào.
- Đảm bảo vô trùng: Các dụng cụ cũng như thiết bị sử dụng trong suốt quy trình nhổ răng sẽ được khử trùng tuyệt đối.
- Gây tê, gây mê: Phụ thuộc vào tình trạng của khách hàng và vị trí răng cần nhổ, nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng một trong hai hình thức gây tê hoặc gây mê.
- Dặn dò sau nhổ: Sau khi nhổ răng tại nha khoa, khách hàng sẽ được dặn dò về chế độ ăn uống và cách vệ sinh chăm sóc răng miệng tại nhà. Đồng thời có thể được kê thêm thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng hoặc sưng nhức.
Trên đây là những thông tin về tự nhổ răng tại nhà. Có rất nhiều phương pháp dân gian tự nhổ được nhiều người áp dụng nhưng những cách đó thực sự rất nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng cũng như tính mạng của bạn. Nếu còn bất cứ vấn đề nào về răng miệng, vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ để nhận được sự tư vấn tận tình từ các y bác sĩ có chuyên môn bạn nhé.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline : 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa