Trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi không? Hiểu rõ nguyên nhân
Trẻ mọc răng sớm không phải do thừa canxi mà xuất phát từ những nguyên nhân khác. Hãy tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân đó ngay bây giờ.
Răng của trẻ xuất hiện sớm hay thậm chí khi vừa sinh ra đã có răng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Do chưa hiểu rõ tình trạng của con cũng như cơ chế hình thành những chiếc răng khiến nhiều người đặt ra vấn đề “Trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi hay không?”. Nha khoa Trẻ sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này ngay bây giờ.
1. Như thế nào là mọc răng sớm?
Trước khi tìm hiểu trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi, ba mẹ cần hiểu rõ tình trạng mọc răng sớm là như thế nào. Với răng sữa, những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc lên khi trẻ được 6-8 tháng tuổi. Con số này sẽ có sự chênh lệch tương đối giữa các đối tượng do cơ địa, yếu tố di truyền, dinh dưỡng cho bé,…
Nếu trẻ mọc răng trong khoảng 3-5 tháng sau khi sinh thì có thể coi là tương đối sớm nhưng đây hoàn toàn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ mọc răng trước đó hoặc vừa sinh ra đã có răng thì đây là tình trạng rất cần chú ý. Lúc này, ba mẹ cần liên hệ và tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.
2. Trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi?
Hiện nay, không có một nghiên cứu nào chỉ ra sự liên quan của tình trạng thừa canxi dẫn đến trẻ mọc răng sớm. Thực tế, hiểu nhầm này xuất phát từ việc canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương và răng. Thiếu canxi ảnh hưởng đến sự phát triển của răng nên nhiều người lầm tưởng thừa canxi sẽ khiến mọc răng nhanh hơn.
3. Vai trò của canxi với quá trình mọc răng của trẻ
Canxi là một khoáng chất quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Cùng với photpho, 99% lượng canxi tồn tại trong cơ thể giúp hình thành, phát triển hệ xương và răng. 1% còn lại sẽ tồn tại ở trong máu với nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.
Lượng canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của răng miệng. Lớp men răng có thể bị mỏng, yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động như va chạm hay vi khuẩn. Tuy nhiên, thừa canxi lại dẫn đến một số triệu chứng như co giật, đau nhức xương, rối loạn tim mạch,…
Do đó, để giảm bớt nỗi lo trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi thì phụ huynh cần bổ sung lượng canxi phù hợp với cơ thể và độ tuổi phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 210mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi 270mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 1-3 tuổi cần 500mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 4-8 tuổi cần 800mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 9-18 tuổi cần 1300mg canxi/ngày.
4. Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sớm
Dưới đây là những nguyên nhân chính của tình trạng răng của trẻ mọc sớm hoặc vừa sinh ra đã có răng.
4.1 Di truyền, cơ địa của trẻ
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển răng của trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ hoặc ông bà của trẻ có tiền sử mọc răng sớm thì khả năng rất cao trẻ khi sinh ra cũng sẽ được thừa hưởng gen này. Nếu nguyên nhân là do yếu tố di truyền thì phụ huynh không cần lo trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi hay không.
Bên cạnh đố, trẻ có cơ địa tốt, phát triển khỏe mạnh cũng sẽ mọc răng nhanh hơn so với những bé nhẹ cân, sức khỏe yếu. Hay bé gái thường sẽ mọc răng nhanh hơn so với các bé trai. Do đó, để rõ về tình trạng của trẻ thì ba mẹ nên đưa trẻ thăm khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ.
4.2 Răng mọc lên là răng sơ sinh
Răng của trẻ sẽ được hình thành khi trẻ được 6 tuần tuổi trong bụng mẹ và phát triển ở trong nướu của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ khi vừa sinh ra đã xuất hiện một hay một vài chiếc răng thì đây được gọi là những chiếc răng sơ sinh của trẻ. Tình trạng này khá hiếm và thường xuất phát bởi những nguyên nhân như:
- Di truyền từ người thân.
- Trẻ mắc một số hội chứng như hội chứng Ellis-van Creveld, hội chứng Pierre Robin, hội chứng Sotos, hội chứng Jadassohn-Lewandowski,…
- Trẻ bị mắc một số tình trạng nguy hiểm như rối loạn nội tiết, dị tật xương hàm,…
- Trẻ bị nhiễm trùng do lây từ người mẹ.
- Trẻ bị mắc một số bệnh lý hoặc hội chứng khiến răng mọc sớm ví dụ như, dị tật xương hàm, rối loạn nội tiết,…
4.3 Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Như Nha khoa Trẻ đã đề cập, canxi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển những chiếc răng của trẻ. Cùng với vitamin D3, magie, photpho,… sẽ giúp quá trình này diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và bú sữa mẹ thường xuyên thì răng có thể mọc ra nhanh hơn bình thường.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ bình thường nếu việc thiếu hụt hay dư thừa các chất dinh dưỡng không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi hay thừa các chất khác hay không cũng đều nguy hiểm nếu xuất hiện kèm các triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng buồn nôn
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Khát nước, đi tiểu nhiều lần
- Táo bón
- Lười ăn, biếng ăn
- Đau xương, đau cơ
- Trẻ mệt mỏi, mất tập trung.
Xem thêm:
Bé mọc răng nanh trước răng cửa có sao không? Cần lưu ý gì?
6 Mẹo giúp bé mọc răng như giá không đau, không sốt
5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng
Quá trình mọc răng của trẻ có ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của trẻ hiện tại và sau này. Do đó, ba mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách để quá trình này diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng ba mẹ cần quan tâm.
- Đưa trẻ đi khám: Nếu ba mẹ không biết rõ trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi hay không hay trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của trẻ cũng như đưa ra những phương án xử lý phù hợp.
- Chế độ ăn uống của trẻ: Một chế độ ăn uống phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến việc mọc răng mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Ba mẹ hãy bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ với các loại thịt, cá, trứng, rau xanh,… và thay đổi thực đơn phù hợp với từng trẻ.
- Theo dõi tình trạng phát triển của bé: Ba mẹ cần liên tục theo dõi sự thay đổi về thể trạng của trẻ trong giai đoạn phát triển. Qua đó, ba mẹ cũng phần nào xác định được con có phát triển bình thường hay không hay có những dấu hiệu bất thường.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Tùy từng đối tượng mà sẽ có cách vệ sinh khác nhau như với trẻ quá nhỏ thì nên sau miệng với khăn màn, với trẻ từ 4-5 tuổi thì có thể chải răng,…
- Hạn chế các thói quen xấu của trẻ: Những thói quen như mút ngón tay, chống cằm, ngậm đồ chơi,… ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của hàm răng. Do đó, ba mẹ nên giúp trẻ bỏ những thói quen này.
Để kết luận lại, nếu ba mẹ lo lắng trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi hay không thì nên đưa trẻ tới thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, ba mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như đưa ra được hướng giải quyết phù hợp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết từ Nha khoa Trẻ.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa