NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Mọc răng đôi là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?

Nếu trẻ bị rối loạn mọc răng thì sẽ làm đảo lộn trật tự mọc răng vốn có dẫn đến hiện tượng mọc răng đôi, mọc răng hai hàng. Vậy hàm răng đôi là gì? Cách xử lý như thế nào?

Quá trình mọc răng thông thường sẽ diễn ra theo một quy luật nhất định, răng sữa gãy rụng sau đó mới mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn mọc răng thì sẽ làm đảo lộn trật tự mọc răng vốn có dẫn đến hiện tượng mọc răng đôi, mọc răng hai hàng. Vậy tại sao trẻ lại mọc răng đôi? Giải pháp xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ.

1. Trẻ mọc răng đôi là hiện tượng?

Trẻ mọc hàm răng đôi không phải là tình trạng hiếm gặp mà rất thường thấy ở trẻ trong giai đoạn thay răng sữa (6 – 12 tuổi). Đây là trạng thái rối loạn mọc răng, bé chưa rụng răng sữa nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên để thay thế.

Tình trạng này nếu không can thiệp biện pháp nha khoa thì hai hệ răng này sẽ cùng tồn tại song song trên cung hàm và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Hàm răng đôi là do sự rối loạn trật tự mọc răng

2. Tại sao ngày càng nhiều trẻ mọc răng đôi?

Thời điểm thay răng sữa ở mỗi trẻ có thể khác nhau tùy vào cơ địa của từng trẻ nhưng vẫn phải tuân theo một quy luật nhất định. Cụ thể là về thứ tự các răng sữa được thay thế cũng như quy tắc răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế răng sữa sau khi đã gãy rụng. Như vậy mới giúp hàm răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp, đúng vị trí, tránh các trường hợp răng mọc lộn xộn, chen chúc, khấp khểnh.

Tuy nhiên, do sự chủ quan của bố mẹ trong việc chăm sóc con cái với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, trẻ hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng khiến phôi răng phát triển sớm gây ra hiện tượng mọc răng đôi.

Một số trường hợp khác thì do bố mẹ chăm sóc trẻ quá tỉ mỉ, nuông chiều quá mức, bố mẹ thường cắt nhỏ thức ăn, cắt nhỏ hoa quả, chế biến thực phẩm mềm,… khiến hàm răng của không phải hoạt động ăn nhai nhiều. Khi đó, răng sữa không được kích thích, chân răng với nướu liên kết bền vững nên thời gian rụng răng sữa chậm hơn bình thường.

Như vậy, quá trình mọc răng của trẻ có sự liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Do đó để tránh làm xáo trộn quy luật mọc răng tự nhiên của trẻ thì bố mẹ cần có chế độ chăm sóc hợp lý hơn, nếu cần thiết thì có thể xin tư vấn trực tiếp từ bác sĩ nha khoa.

Xem thêm:Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

 
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của răng

3. Tác hại của việc mọc răng đối với sức khỏe

Có thể nhiều bố mẹ cho rằng việc mọc răng hai hàng không gây ảnh hưởng gì đến trẻ vì dù sao răng sữa cũng sẽ rụng đi. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm vì hàm răng đôi có thể tồn tại trong thời gian dài và gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại.

  • Mọc răng đôi dẫn đến hàm răng lệch lạc, chen chúc gây khó khăn cho việc làm sạch răng miệng, thức ăn dễ mắc kẹt vào kẽ răng gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Trẻ mọc hàm răng đôi gây xâm lấn nướu, răng mọc sai vị trí có thể đâm vào lợi, vào lưỡi gây tổn thương, đau nhức cho trẻ.
  • Khi 2 hàm răng cùng tồn tại sẽ gây sai lệch khớp cắn, gây khó khăn cho việc ăn nhai và hoạt động của khớp hàm.
  • Dù có can thiệp để loại bỏ răng sữa thì hàm răng vĩnh viễn vẫn sẽ lệch lạc gây mất thẩm mỹ cho trẻ đến khi trưởng thành.
  • Để điều trị tình trạng mọc răng đôi sẽ gây tốn kém chi phí, gây đau đớn nhiều cho trẻ.

Để ngăn ngừa và khắc phục hàm răng đôi thì ngay khi nhận thấy răng mọc lẫy, răng vĩnh viễn nhú lên nhưng răng sữa chưa rụng thì cần có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với những trường hợp đã mọc hàm răng đôi thì sẽ phải kết hợp các biện pháp nha khoa để khắc phục hiệu quả, giúp hàm răng vĩnh viễn trở lại trạng thái đều đẹp, chuẩn khớp cắn.

Hàm răng đôi gây sai lệch khớp cắn nghiêm trọng

4. Bé mọc răng đôi cần phải làm gì?

Với công nghệ nha khoa hiện đại như hiện nay thì việc xử lý hàm răng đôi sẽ không quá mức tạp, bác sĩ chỉ định nhổ bỏ sớm chiếc răng sữa để tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Lúc này có thể răng vĩnh viễn đã mọc lệch lạc khỏi vị trí vốn cố và cần phải có giải pháp điều chỉnh để răng ngay ngắn, thẳng hàng.

Đối với những trường hợp răng mới nhú lên thì có thể khắc phục theo thời gian bằng thói quen ăn uống, ăn nhai đúng cách và răng sẽ dần trở về vị trí ổn định. Trường hợp răng vĩnh viễn đã lệch lạc lâu ngày, nhiều răng lộn xộn thì buộc phải áp dụng biện pháp nha khoa là niềng răng trẻ em.

Niềng răng có thể thực hiện ngay ở giai đoạn đang thay răng sữa chứ không cần chờ hàm răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện. Hơn nữa, việc can thiệp sớm còn mang lại hiệu quả cao trong việc nắn chỉnh răng và khớp cắn, giúp xương hàm phát triển cân đối.

Xem thêm: 

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ

Cách trị hôi miệng ở trẻ em

Niềng răng cho trẻ – giải pháp tối ưu để khắc phục răng lệch lạc

Vậy nên nếu bố mẹ nhận thấy tình trạng mọc răng đôi, răng lệch lạc ở trẻ thì nên đưa con đến nha khoa để được thăm khám và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Hãy tìm kiếm nha khoa uy tín cho con để có quá trình điều trị nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao nhất. Hoặc bạn cũng có thể đến trực Nha khoa Trẻ – Nha khoa uy tín tại Hà Nội để được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng.

Thông tin liên hệ: 

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage:  nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube