Nội dung chính

Trẻ bị lệch khớp cắn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 09/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Trẻ bị lệch khớp cắn xảy ra khá phổ biến ở giai đoạn đang phát triển răng và xương hàm, dẫn đến mất thẩm mỹ khuôn mặt, cản trở phát âm và ăn nhai khó khăn.

Tình trạng sai lệch khớp cắn xảy ra khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Về cơ bản sẽ làm hàm trên và hàm dưới không khớp nhau dẫn đến mất thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, cần nhận biết và điều trị sớm khi trẻ bị lệch khớp cắn để ngăn ngừa nhiều vấn đề răng miệng không mong muốn.

1. Trẻ bị lệch khớp cắn là gì?

Theo thống kê thì có tới 75% trẻ em đang trong độ tuổi tăng trưởng gặp vấn đề về sai lệch khớp cắn và sự phát triển mặt không đúng. Khi đó, hàm trên và hàm dưới sẽ bị mất đi sự cân xứng và giảm diện tích tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai.

Trẻ bị lệch khớp cắn khá phổ biến

Nếu là khớp cắn chuẩn thì hàm răng phải đạt tỷ lệ cân đối và đều đẹp giữa hai hàm, từ đó khuôn mặt cũng sẽ phát triển hài hòa, đạt tính thẩm mỹ cao. Ngược lại, nếu trẻ bị lệch khớp cắn thì sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc của cấu trúc hàm, bé bị lệch hàm, khuôn mặt thiếu thẩm mỹ, phát âm và ăn nhai khó khăn.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị lệch khớp cắn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị lệch khớp cắn, trong đó phổ biến nhất là yếu tố di truyền (chiếm tới 70%). Một số nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị mất răng sữa quá sớm và các thói quen xấu khác như tật mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả quá lâu,…

Nếu những thói quen này kéo dài quá lâu thì sẽ khiến các răng trên cung hàm có xu hướng khiến các răng mọc lệch lạc, dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn, trẻ bị hô xương hàm

3. Nhận biết các trường hợp sai lệch khớp cắn phổ biến?

Trẻ bị lệch khớp cắn xảy ra phổ biến nhất ở 4 trạng thái là khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo và khớp cắn hở. Mỗi tình trạng sẽ có những đặc điểm riêng biệt với mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Khớp cắn ngược (răng móm)

Đây là dạng sai khớp cắn nặng gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Triệu chứng khớp cắn ngược là phần xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra quá mức trong khi xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Nếu nhìn từ góc nghiêng sẽ thấy “mặt gãy”, cằm đưa ra trước.

Khớp cắn sâu

Khi xương hàm trên phát triển quá mạnh sẽ làm hàm dưới lọt thỏm và khuất sâu ở trong hàm trên. Trẻ bị lệch khớp cắn ở trường hợp này sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong quá trình ăn nhai thức ăn.

Khớp cắn chéo

Dạng lệch khớp cắn này thường không có biểu hiện rõ ràng trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi cười nói. Bạn có thể quan sát thấy hàm răng mọc xô lệch, cái thò ra cái thụt vào không theo trật tự nhất định.

Khớp cắn hở

Đây cũng là một trong những trường hợp sai khớp cắn phức tạp. Khi đó nhóm răng cửa bị hở, nhìn thấy lưỡi ngay cả ở trạng thái nghỉ. Các răng trước hai hàm không thể chạm nhau, nhóm răng sau có thể chạm hoặc không làm suy giảm chức năng ăn nhai. 

Khớp cắn hở làm suy giảm chức năng ăn nhai

4. Giải pháp nào hiệu quả để chữa trị lệch khớp cắn cho trẻ?

Đối với những trẻ bị lệch khớp cắn thì biện pháp khắc phục duy nhất lúc này là niềng răng chỉnh nha. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng để sắp xếp, nắn chỉnh lại các răng đều đẹp và thẳng hàng, từ đó khớp cắn cũng sẽ được điều chỉnh về tỷ lệ chuẩn.

Niềng răng trẻ em hiện nay được chia thành 2 giai đoạn bao gồm:

Nếu can thiệp sớm ở giai đoạn trẻ còn nhỏ tuổi thì khả năng đạt được khớp cắn lý tưởng sẽ cao hơn, niềng răng hiệu quả với thời gian nhanh chóng. Vậy nên ngay khi phát hiện ra bất kỳ vấn đề bất thường ở răng miệng của con thì bố mẹ nên chủ động đưa bé đến nha khoa để được can thiệp sớm.

Xem thêm: [TƯ VẤN] Chỉnh răng móm cho bé như thế nào?

Niềng răng điều chỉnh khớp cắn lệch ở trẻ

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng hãy lưu ý những thói quen hàng ngày của con để phòng tránh tình trạng sai lệch khớp cắn. Bố mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con để loại bỏ các tật xấu như cắn tay, đẩy lưỡi,… Một số tật liên quan đến bệnh lý như thở miệng, nghiến răng vào ban đêm thì bố mẹ cũng cần can thiệp để điều trị dứt điểm cho bé.

Như vậy, Nha khoa Trẻ đã giải đáp những thông tin về tình trạng trẻ bị sai lệch khớp cắn cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Nếu bố mẹ vẫn còn bất cứ thắc mắc nào khác thì có liên hệ với nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân để được tư vấn miễn phí!

Tác giả:

Danh mục cẩm nang