NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Thực hư việc răng khôn tự rụng | CHUYÊN GIA TIẾT LỘ

Việc nhổ răng khôn đã quá phổ biến bởi răng khôn chỉ gây phiền toái cho người. Nhưng nếu không nhổ răng khôn mà đợi nó tự rụng thì sao? Thực hư việc răng khôn tự rụng là gì?

Việc nhổ răng khôn đã quá phổ biến bởi răng khôn hầu như không có chức năng gì mà chỉ gây phiền toái cho người. Nhưng nếu không nhổ răng khôn mà đợi nó tự rụng thì sao? Thực hư việc răng khôn tự rụng là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thực hư việc răng khôn tự rụng là gì?

1. Răng khôn tự rụng đúng hay sai?

Có lẽ bạn đã biết, con người có 2 hệ răng là răng sữa và răng vĩnh viễn. Ban đầu răng sữa mọc lên khi trẻ được 6 tháng tuổi và đến khoảng 6 tuổi thì trẻ bắt đầu thay răng. Khi răng sữa rụng đi thì sẽ là các răng vĩnh viễn mọc lên tương ứng, đây là hệ răng cuối cùng của con người. Đồng nghĩa với việc các chiếc răng vĩnh viễn này sẽ tồn tại đến cuối đời.

Hàm răng hoàn thiện của một người trưởng thành sẽ gồm 32 chiếc răng, cũng chính là 32 chiếc răng vĩnh viễn. Trong đó, 4 chiếc răng khôn có thể mọc lên hoặc không tùy vào cơ địa của từng người. Vậy 4 chiếc răng khôn này có tồn tại lâu dài như các răng khác không hay răng khôn có thể tự rụng?

Nói như vậy không có nghĩa là răng vĩnh viễn có thể tồn tại mãi mãi trên cung hàm mà đến một độ tuổi nhất định thì răng vĩnh viễn cũng có thể tự rụng. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe răng miệng, cấu trúc của răng,…

Và răng khôn tự rụng cũng có thể xảy ra nhưng khi đó đã có một số răng khác rụng ra khỏi cung hàm. Do đó, không thể trông chờ răng khôn tự rụng mà chúng ta cần phải chủ động nhổ bỏ răng khôn trong một số trường hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nên chủ động nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

2. Trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng khôn?

Răng khôn có nên nhổ không là điều khiến rất nhiều người băn khoăn, việc nhổ răng khôn sẽ là chỉ định bắt buộc đối với các trường hợp đã gây biến chứng hoặc có nguy cơ gây hại cho răng miệng. 

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm được chẩn đoán là có nguy cơ gây biến chứng răng miệng.
  • Răng khôn mọc gây đau nhức kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang thân răng và tác động xấu đến các răng còn lại.
  • Răng khôn không gây ra biến chứng nhưng giữa răng khôn và răng số 7 có khe giắt thức ăn thì nên nhổ bỏ để tránh làm hỏng răng số 7.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi nướu hay xương hàm nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi xuống làm tổn thương đến nướu hàm đối diện.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng có hình dáng bất thường, nhỏ, dị dạng khiến thức ăn nhồi nhét ở kẽ răng, lâu ngày dẫn đến sâu răng và viêm nướu.
  • Răng khôn bị sâu nặng đã vào đến tủy răng.

Xem thêm:

Khi nào không được nhổ răng khôn?

Nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt: Những điều cần lưu ý tuyệt đối

3. Nhổ răng khôn cần lưu ý những gì?

Với những trường hợp trên thì nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc và rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cơ thể. Khi nhổ răng khôn bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để ngăn ngừa biến chứng nhổ răng khôn.
  • Làm đầy đủ các kiểm tra và xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và rượu bia để tránh kích thích vùng mọc răng khôn.
Lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao và máy móc hiện đại

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã làm rõ thực hư việc răng khôn tự rụng, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Và nếu có dấu hiệu mọc răng khôn thì đừng chần chừ mà hãy đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị, tránh tình trạng biến chứng răng khôn tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube