Nội dung chính

11 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng bạn nên bỏ ngay lập tức

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 08/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Những thói quen quen thuộc hàng ngày đôi khi lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Dưới đây sẽ là 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng mà bạn nên bỏ ngay lập tức bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh. 

Những thói quen quen thuộc hàng ngày đôi khi lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Dưới đây sẽ là 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng mà bạn nên bỏ ngay lập tức bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh. 

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng

1. Dùng răng mở các đồ vật

Nhiều người sử dụng răng để mở nắp chai hoặc vỏ kẹo để thuận tiện nhưng không lường trước được những nguy cơ gây hại cho răng miệng. Khi bạn dùng lực cắn nhiều ngoài việc ăn nhai thì sẽ tăng áp lực cho răng từ đó dễ dẫn đến hiện tượng nứt vỡ răng.

Mở nắp bia bằng răng hay cắn vật cứng khác đều sẽ làm tổn thương răng lợi

2. Cắn đầu bút

Đây là thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng rất thường. Trong những lúc tập trung làm việc hay học tập bạn có thể hình thành thói quen cắn bút bi, bút chì mà không hề hay biết. Nếu kéo dài tật xấu này thì bạn sẽ dần nhận thấy răng bị mài mòn, thậm chí là gãy.

3. Cắn môi, mút môi

Ở những người hay căng thẳng thì thói quen cắn môi, mút môi rất thường mắc phải, chúng gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển của răng và khớp cắn. Nếu không can thiệp sớm thì thói quen này cũng sẽ tác động xấu đến khớp cắn, thường xảy ra hiện tượng cắn hở, răng cửa hàm trên chìa ra ngoài,… Nếu không điều trị sớm thì lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề viêm khớp thái dương hàm, khi nhai bị đau hàm,…

Cắn môi, mút môi có thể là nguyên nhân gây khớp cắn hở

4. Đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi thường khó nhận biết, chủ yếu các trường hợp phát hiện ra tật này thường do bác sĩ khám và tư vấn. Biểu hiện là lưỡi thụt về phái sau khi hai hàm răng cắn lại và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường. Lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng, và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại lưỡi đẩy về trước.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng như đẩy lưỡi rất khó phát hiện

Tác hại của tật đẩy lưỡi là khiến răng bị hô, răng thưa, thậm chí làm sai khớp cắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Ở trẻ nhỏ thì thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng như đẩy lưỡi sẽ còn tác động đến khả năng phát âm, khiến trẻ dễ bị nói ngọng.

Xem thêm: Nhai một bên hàm có hại không?

5. Thở bằng miệng

Cũng giống với tật đẩy lưỡng thì người bệnh không biết mình có tật thở bằng miệng. Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi có hiện tượng khó thở mũi nên dần hình thành thói quen thở bằng miệng.  

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng này sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hình thành hàm hô vẩu, khớp cắn sâu và cắn hở. Thường thì nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được, dễ bị sâu răng hơn bình thường.

Thở bằng miệng khiến hai hàm có xu hướng phát triển không sát khít với nhau

6. Nghiến răng

Nghiến răng có thể xảy ra trong lúc có nhận thức hoặc vô thức (nghiến răng khi ngủ). Đây là một cách để con người giải tỏa những căng thẳng thần kinh, stress. Hậu quả của nghiến răng là răng hai hàm bị mòn dần, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với nóng lạnh.

Người mắc tật nghiến răng cũng không tự nhận biết mình có tật này mà chỉ những người ngủ xung quanh nghe được tiếng ken két do hai hàm cắn chặt vào nhau.

7. Chống cằm

Chống cằm tưởng chừng như không gây ảnh hưởng gì đến răng miệng nhưng thực chất lại là mối nguy hiểm khó lường. Ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển xương hàm và răng thì thói quen này sẽ làm thay đổi xu hướng phát triển hàm dưới, khuôn mặt trẻ sẽ mất cân xứng.

Trẻ thường xuyên chống cằm sẽ khiến xương hàm phát triển lệch lạc

8. Ngậm khi ăn

Tình trạng ngậm khi ăn ở trẻ nhỏ là thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ. Việc ngậm thức ăn trong khoang miệng quá lâu sẽ khiến chúng bị chuyển hóa thành đường và làm tăng nguy cơ sâu răng, sún răng ở trẻ. Do đó, bố mẹ cần hướng dẫn nhắc nhở trẻ nhai thức ăn đúng cách để tránh các vấn đề răng miệng như trên. 

9. Thường xuyên ăn vặt hoặc đồ ngọt

Nếu bạn có sở thích ăn vặt hay đồ ngọt thì cần đặc biệt chú ý đến chế độ vệ sinh răng miệng. Nếu mảng bám đồ ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng thì rất dễ hình thành vi khuẩn và gây ra các bệnh lý răng miệng.

Ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ sâu răng

10. Ăn uống trước khi ngủ

Các loại đồ ăn dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn dùng chúng trước khi đi ngủ thì sẽ làm tác dụng ngược. Điều bạn nhận thấy sẽ là tình trạng răng bị sâu, viêm lợi hay viêm nha chu.

11. Ăn uống nóng lạnh liền nhau

Đây có thể là thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng mà bạn không ngờ tới. Khi ăn đồ lạnh rồi sau đó ăn ngay đồ nóng hoặc ngược lại đều gây hại cho răng. Đặc biệt là răng sữa ở trẻ em hoặc răng nhạy cảm thì càng khó chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này.

Ăn nóng lạnh liền nhau sẽ làm răng bị kích ứng

Trên đây 11 thói quen rất thường gặp khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi hay tình trạng răng hô, móm, sai khớp cắn. Bạn cần đặc biệt quan tâm đến những thói quen này để tìm cách khắc phục, tránh gây hại nghiêm trọng hơn nữa cho răng miệng của bạn. Nếu bạn gặp vấn đề răng miệng nào đó cần thăm khám và tư vấn thì bạn có liên hệ hoặc đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín Hà Nội để được tư vấn bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Danh mục cẩm nang