Tình trạng đau nhức luôn là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Cụ thể ở trường hợp nhai bị đau quai hàm, đau vùng tai cùng với nhiều triệu chứng khác thì bạn cũng cần lưu ý đến sức khỏe của mình. Vậy chính xác thì nhai bị đau quai hàm là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Nhai bị đau quai hàm là bệnh gì?
Trong hầu hết các trường hợp nhai bị đau quai hàm xuất phát từ việc khớp hàm bị chấn thương. Nó sẽ dẫn đến cơn đau nhức ở vùng tai, vùng mặt và khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn nhai.
Đau quai hàm là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm như:
- Rối loạn khớp thái dương hàm
- Viêm tủy xương quai hàm
- Thoái hóa khớp thái dương hàm
- Viêm màng hoạt dịch
- Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…
- Các vấn đề về viêm xoang gây ảnh hưởng tới quai hàm
Bên cạnh những vấn đề như trên thì nhai bị đau quai hàm còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như tật nghiến răng, mở miệng quá rộng, siết chặt răng mỗi khi lo lắng, chấn thương do chơi thể thao,…
2. Dấu hiệu và triệu chứng đau quai hàm
Tình trạng nhai bị đau quai hàm sẽ xảy ra cùng với nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác như:
- Hàm bị đau, cứng hàm khó mở miệng, khép miệng như bình thường
- Đau nhức ở bên trong hoặc đau xung quanh vùng tai
- Hoạt động ăn nhai gặp khó khăn
- Vùng mặt cũng có triệu chứng đau nhức
Nếu không được điều trị sớm thì tình trạng nhai bị đau quai hàm sẽ diễn biến phức tạp hơn nữa. Những cơn đau nhức hàm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, đồng thời tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.
Xem thêm: Khắc phục tật đẩy lưỡi
3. Đau quai hàm phải làm sao để khắc phục?
3.1 Khắc phục cơn đau nhức hàm tại nhà
Bệnh lý đau quai hàm có thể được khắc phục phần nào nếu bạn lưu ý cách nhai đúng và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giảm áp lực lên cơ nhai bằng cách thực hiện chế độ ăn mềm, tránh các thực phẩm cứng, dai và dễ dính vào răng như như nhai kẹo cao su.
- Căng duỗi và mát xa quai hàm là một cách xoa dịu cơn hiệu quả, bạn nên tập các bài tập căng duỗi và mát xa theo hướng dẫn của nha sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu.
- Khi bị đau hàm, bạn hãy chườm nóng hoặc lạnh ở khu vực đau trên mặt để giảm cảm giác đau nhức.
3.2 Điều trị tình trạng đau quai hàm tại nha khoa
Việc điều trị đau quai hàm cần can thiệp sớm, bạn nên đến nha khoa thăm khám để có phương án điều trị hiệu quả. Đối với các trường hợp nhai bị đau quai hàm, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp không xâm lấn để xử lý cơn đau nhức dai dẳng ở khớp hàm.
Sử dụng máng nhai để bảo vệ răng miệng:
Điều trị tình trạng nhai bị đau quai hàm bằng máng gắn ở hàm trên hoặc hàm dưới của bạn. Khi đến nha khoa thăm khám bác sĩ sẽ lấy dấu răng và thiết kế bạn một sản phẩm phù hợp nhất. Mục đích của biện pháp này là ngăn ngừa những thói quen xấu có nguy cơ làm tổn thương khớp hàm như nghiến răng lúc ngủ, hạn chế chấn thương khi chơi thể thao,…
Xem thêm: Cảnh giác 9 hậu quả đặt lưỡi sai tư thế – Cách tìm tư thế lưỡi đúng
Uống thuốc giãn cơ:
Nếu cơn đau nhức hàm không có dấu hiệu cải thiện sau khi đeo hàm bảo vệ thì bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc giãn cơ nhằm thư giãn các nhóm cơ hàm. Tuy nhiên, trường hợp nhai bị đau quai hàm do rối loạn khớp thái dương thì thuốc giãn cơ không mang lại hiệu quả cao.
Phẫu thuật hàm:
Ở những trường hợp hiếm gặp thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm để khắc phục các vấn đề liên quan đến khớp hàm hay rối loạn khớp thái dương hàm. Giải pháp này chỉ được thực hiện để điều trị các tình trạng đau quai hàm nghiêm trọng hoặc những cơn đau do cấu trúc khớp hàm có vấn đề.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng nhai bị đau quai hàm cũng như các phương pháp khắc phục hiệu quả. Nếu cần thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
- Phòng khám Nha khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/