Tập Mewing sai cách và những hậu quả khó lường
Tập Mewing là các bài tập cơ chức năng liên quan tới vị trí đặt lưỡi đúng cách ở trạng thái nghỉ, nếu tập Mewing sai cách sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và khuôn mặt.
Hiện nay, phương pháp tập Mewing đang trở nên rất phổ biến và thịnh hành ở giới trẻ, nếu để ý bạn sẽ thấy “Mewing” được nhắc tới rất nhất nhiều trên các trang mạng xã hội. Phương pháp này tuy đã được đưa vào nghiên cứu những chưa thể chứng minh được tính hiệu quả chính xác, thậm chí các trường hợp tập Mewing sai cách còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1. Tập Mewing là gì? Có tác dụng gì?
Về cơ bản, tập Mewing là các bài tập cơ chức năng liên quan tới vị trí đặt lưỡi đúng cách ở trạng thái nghỉ. Điều này sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích như làm thay đổi đường nét khuôn mặt và từ đó bạn sẽ trông xinh đẹp và thu hút hơn.
Nếu thực hiện Mewing đúng cách thì hoàn toàn không có hại, tuy nhiên đối với các trường hợp bệnh lý liên quan thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì tin tưởng mù quáng vào hiệu quả phương pháp này. Cụ thể là bệnh lý răng khôn, đau khớp hàm, viêm xoang thì đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ bạn vẫn phải nên điều trị sớm bằng các biện pháp y tế, tránh tình trạng bệnh lý tiến triển phức tạp.
Những người mới bắt đầu tập Mewing có thể sẽ gặp phải một số lỗi sai không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều vấn đề về vẻ ngoài và cả cấu trúc bên trong. Cùng tìm hiểu ngay những hậu quả của việc tập Mewing sai cách và các lỗi sai phổ biến để khắc phục kịp thời trong các phần tiếp theo.
2. Hậu quả do tập Mewing sai cách
- Rủi ro đầu tiên xảy ra khi bạn tập Mewing sai cách đó là ảnh hưởng tiêu cực đến hình thể khuôn mặt. Một số trường hợp có tình trạng hàm dưới bị kéo lại phía sau hoặc tụt xuống dưới, vùng cầm cũng bị ảnh hưởng gây mất cân đối khuôn mặt. Điều này sẽ khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ nghiêm trọng và khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp.
- Phần hàm dưới có thể bị yếu hơn trước khi tập làm ảnh hưởng vùng cơ đầu cổ. Biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng đau cơ cổ sau khi ngủ dậy và nó sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài.
- Tập Mewing sai cách cũng tác động đến khớp hàm, gây ra tình trạng đau hàm thường xuyên.
- Các nhóm cơ mặt có biểu hiện mệt mỏi, thâm đen quanh ổ mắt.
- Các khuyết điểm trước đó của khuôn mặt không được cải thiện mà ngược lại còn trở nên trầm trọng hơn, lúc này can thiệp các biện pháp điều trị y tế cũng khó khăn hơn.
Như vậy, hậu quả tập Mewing sai cách là cực kỳ nghiêm trọng và bạn không nên chủ quan. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện Mewing cũng như có sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ tại nha khoa uy tín.
3. Lưu ý những lỗi sai thường gặp khi tập Mewing
Để phòng tránh nguy cơ tập Mewing sai cách thì bạn hãy lưu ý đến những lỗi sai thường gặp dưới đây, chúng sẽ giúp bạn có thói quen tập Mewing an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất.
3.1 Không khép răng
Điểm mấu chốt của phương pháp Mewing là phải để hàm răng chạm nhau để giúp xương không bị tụt xuống. Do đó, răng của bạn phải luôn luôn được khép kể cả lúc không tập Mewing.
3.2 Cắn răng quá chặt, nghiến răng
Việc khép răng rất quan trọng nhưng cần lưu ý không tác động quá nhiều lực lên nó bởi khi đó răng sẽ bị mài mòn và tổn thương. Hoặc tình trạng nghiến răng khi ngủ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tương tự. Tập Mewing sai cách như thế này trong thời gian dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.
3.3 Không đặt lưỡi dàn đều lên đỉnh hàm trên
Thực hiện Mewing cơ bản là tối đa hóa diện tích bề mặt của lưỡi tiếp xúc lên đỉnh hàm trên. Như vậy tức là đầu lưỡi của bạn không được cuộc quá cong hay lui về quá sâu. Bởi nếu để 2 việc đó xảy ra, có nghĩa là bạn đang bỏ phí phần thân giữa lưỡi vốn khỏe hơn, rộng hơn rất nhiều mà không thể dâng cao được.
3.4 Để lưỡi chạm răng
Tập Mewing sai cách nếu bạn đang dàn lực sang cả 2 bên viền lưỡi (chạm răng hàm). Ở trường hợp bạn để lưỡi chạm răng cửa thì về lâu dài sẽ gây ra tình trạng hô vẩu.
3.5 Không ngậm môi, thở miệng
Đừng thở miệng mà hãy để mũi thực hiện nhiệm vụ của nó, nếu bạn thở bằng miệng trong thời gian dài sẽ khiến khuôn mặt có xu hướng bị biến dạng. Cụ thể có thể xảy ra tình trạng môi trên bị kéo lên cao, hàm dưới ở tư thế hở, xương hàm thay đổi khiến khuôn mặt dài ra, mặt hẹp lại, mặt phẳng hàm dưới bị dốc, cằm của bạn cũng bị nhỏ đi và làm cho các răng cửa không chạm nhau (khớp cắn hở).
3.6 Không giữ đúng tư thế của toàn bộ thân trên
Để không tập Mewing sai cách bạn cần giữ thẳng lưng và để tầm mắt ở mức tự nhiên. Nếu đầu bạn đưa về phía trước thì lưỡi sẽ bị thụt sâu vào trong, thân lưỡi cũng không thể dâng lên cao được.
3.7 Để đường thở bị chặn
Ở một số người có đỉnh vòm hàm nhỏ, lõm dốc sâu vào trong thì việc đặt lưỡi chắc chắn sẽ chặn 1 phần đường thở. Mặc dù không phải do bạn tập Mewing sai cách nhưng hãy dừng Mewing lại bởi thở quan trọng hơn. Chỉ cần thở bằng mũi với môi và 2 hàm khép, lưỡi không chạm răng cửa, nhai nuốt đúng cách.
Ngoài ra đường thở cũng bị chặn khi bạn để lưỡi quá sâu, thân, gốc lưỡi quá cao nên nếu bạn đang mắc phải lỗi này thì cần điều chỉnh lại ngay nhé!
Xem thêm: Máng chống nghiến răng là gì? Giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
3.8 Cách nuốt đúng
Bên cạnh việc nhai thì nuốt cũng rất quan trọng, bạn cần giữ thẳng lưng, môi ngậm và lưỡi chạm đỉnh vòm hàm trên. Khi bạn nhận thấy nước bọt xuất hiện nhiều, hãy tập trung nó tại 1 chỗ sau đó nuốt với cơ mặt, cơ gò má được thả lỏng. Khi đó lưỡi sẽ tự tạo ra lực để đưa thức ăn xuống, đồng thời tác động lực lên đáy hàm trên.
Trên đây là những kiến thức quan trọng về việc tập Mewing sai cách cũng như những lưu ý giúp bạn bảo vệ sức khỏe đúng cách cho mình. Nếu bạn nhận thấy rằng mình đang mắc phải một sai lầm nào đó với Mewing thì bạn có thể liên hệ với Bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0963.333.844
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa