Tại sao răng bị nứt? Cách khắc phục răng nứt như thế nào?
Tại sao răng bị nứt? Hãy tìm hiểu nguyên nhân để xác định phương pháp điều trị thích hợp nhé!
Tình trạng răng bị rạn nứt gây ra những rắc rối trong quá trình ăn nhai và làm giảm thẩm mỹ của hàm răng. Nếu không khắc phục kịp thời còn dẫn đến các nguy cơ mất răng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến răng bị nứt và phương pháp điều trị hiệu quả nhất để khắc phục kịp thời các vấn đề trên nhé!
1. Tại sao răng bị nứt vỡ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị nứt, nứt dọc thân răng, nứt chân răng,…Dưới đây là những nguyên nhân được các chuyên gia tổng hợp:
- Nứt răng do va đập
Đây là nguyên nhân chủ yếu làm nứt dọc thân răng. Có thể bạn đã vô tình bị té ngã khiến răng bị đập vào những vật cứng. Nếu lực tác động mạnh, răng có thể sẽ bị vỡ làm đôi hoặc tách thành 2 phần riêng biệt.
- Do thói quen xấu
Những thói quen thường ngày tưởng chừng như đơn giản lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nứt vỡ răng, thậm chí còn ảnh hưởng đến xương hàm. Những thói quen thường ngày bao gồm nhai đá, dùng răng để mở nắp bia, cắn càng cua, ăn đồ nóng lạnh bất thường,… sẽ làm răng bị yếu đi, lâu dần chân răng sẽ bị lão hóa trước tuổi dẫn đến vỡ chân răng và có thể là bị mất răng.
- Nguyên nhân khác
Nứt răng có thể xảy ra trong các trường hợp như nghiến răng quá nhiều vào ban đêm, điều trị tủy, men răng yếu, mắc bệnh lý sâu răng,… Khi đó, răng bị yếu nên dễ vỡ nứt hơn răng khỏe mạnh bình thường.
2. Răng nứt vỡ có thể tự lành lại không?
Các răng không có khả năng tự chữa lành như vết thương ở da, xương,…Vì vậy một chiếc răng bị nứt vỡ sẽ không thể lành lại như ban đầu được.
Răng nứt không tự lành lại gây ra nhiều ảnh hưởng trong quá trình sinh hoạt của bạn:
- Răng bị ê buốt kéo dài
- Răng yếu đi khi vết nứt ngày càng lớn hơn.
- Vết nứt lớn có thể làm lộ ngà và tủy gây ra đau đớn, khó chịu. Khe hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây ra biến chứng nhiễm trùng răng.
Với những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể tác động đến mạch máu và xương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hãy điều trị kịp thời bằng những phương pháp thích hợp tại nha khoa để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.
Xem thêm: Thiếu sản men răng là gì? Triệu chứng và cách khắc phục
Chân răng bị đen phải làm sao – Cách xử lý dứt điểm
3. Khắc phục răng nứt hiệu quả tại nha khoa
Khi thăm khám tại nha khoa, bạn sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp răng nứt nhẹ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và quá trình ăn nhai thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chăm sóc răng miệng và không cần đến sự tác động của các biện pháp nha khoa. Nhưng bạn sẽ phải theo dõi thường xuyên tình trạng răng nứt để có thể điều trị kịp thời nếu có tiến triển nặng hơn.
Nhưng nếu vết nứt lớn gây ra đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với mức độ nứt vỡ, cũng như vị trí và triệu chứng răng miệng của bạn.
3.1 Hàn trám răng
Phương pháp này hàn trám lại vết nứt bằng vật liệu composite hoặc sứ với khả năng lấp đầy và khôi phục vẻ ngoài và chức năng ăn nhai của nó.
Để thực hiện hàn trám, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn, tạo hình chất trám và hóa hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng. Kỹ thuật này khá đơn giản nên quá trình khôi phục răng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
3.2 Bọc răng sứ
Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến trong nha khoa giúp khôi phục những chiếc răng bị nứt gãy một cách hoàn hảo.
Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài một lớp mỏng men răng bên ngoài răng nứt để nhường chỗ cho mão răng sứ bọc bên ngoài răng thật. Răng sứ được thiết kế theo hình dạng răng thật đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng cảm nhận thức ăn như thật.
Trong trường hợp răng bị nứt vỡ đến tủy răng, bác sĩ sẽ phải loại bỏ tủy hư trước khi tiến hành bọc răng sứ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng răng.
3.3 Nhổ răng
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nếu răng bị hư hỏng nghiêm trọng vào đến tủy răng và các dây thần kinh. Khi đó răng không thể phục hồi được và việc nhổ răng sẽ giúp tránh được các tình trạng viêm nhiễm và không gây hại đến các răng còn lại.
Đồng thời, để ngăn ngừa biến chứng mất răng bạn nên trồng răng Implant để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Khi đó, vấn đề tiêu xương do mất răng cũng sẽ được ngăn chặn hoàn toàn.
Để có được giải pháp phù hợp nhất thì bạn đến trực tiếp nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị. Tại Nha khoa Trẻ, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, chẩn đoán chính xác và đưa ra kế hoạch điều trị an toàn, hiệu quả trong từng trường hợp. Bác sĩ hướng đến đến giải pháp can thiệp tối thiểu, bảo tồn răng tối ưu và bảo vệ răng miệng khách hàng về lâu dài. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được thăm khám và tư vấn miễn phí qua số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!
Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa