NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Thiếu sản men răng là gì? Triệu chứng và cách khắc phục

Thiếu sản men răng là gì? Triệu chứng và cách khắc phục

Thiếu sản men răng là tình trạng khá thường gặp nhưng không nhiều người hiểu rõ về bệnh lý này và cả những tác hại mà nó gây ra. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách khắc phục hiệu quả bệnh thiếu sản men răng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

1. Thiếu sản men răng là gì?

Cấu trúc của một chiếc răng gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng là phần bao phủ bên ngoài mỗi chiếc răng và có độ cứng chắc cao. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong trước những tác động của yếu tố gây hại bên ngoài.

Bệnh lý thiếu sản men răng là tình trạng men răng bị thiếu hụt về số lượng do quá trình hình thành không hoàn toàn hoặc cấu trúc men răng bị lỗi.

Lúc này men răng không đủ độ dày, men răng mềm, mỏng, dễ bị tổn thương và làm lộ lớp ngà răng bên trong. Từ đó gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của con người.

Thiếu sản men răng tác động tiêu cực đến răng miệng

Thiếu sản men răng tác động tiêu cực đến răng miệng

2. Triệu chứng khi bị thiếu sản men răng

Thông thường, lớp men răng có màu trắng sáng, bóng loáng và cứng chắc. Nhưng khi bị thiếu sản men răng thì cấu trúc men răng không hoàn toàn chỉnh, từ đó dẫn đến nhiều thay đổi rõ rệt. Nó có thể xảy ở cả răng sữa trẻ em hay răng vĩnh viễn khi trưởng thành.

2.1 Thiếu sản men răng ở trẻ em

Việc nhận biết tình trạng này khá dễ dàng ở răng trẻ em bởi trạng thái bên ngoài của chúng khác biệt khá nhiều so với những chiếc răng khỏe mạnh. Khi đó bề mặt răng sữa sẽ xuất hiện màu nâu đen, răng bị mủn. Theo thời gian răng sữa sẽ tiêu biến dần từ thân răng cho đến chân răng.

2.2 Thiếu sản men răng ở người trưởng thành

Ở từng trường hợp cụ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Biểu hiện cơ bản khi bị thiếu sản men răng như lớp men răng không trắng sáng làm lộ ngà răng, bề mặt có nhiều đốm vàng – nâu không đều nhau. Và lớp men răng mỏng nên dễ bị ăn mòn.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sản men răng

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý thiếu sản men răng:

3.1 Thiếu sản men răng do di truyền

Trường hợp do di truyền khá phổ biến, nếu bố hoặc mẹ bị thiểu sản men răng thì con sinh ra có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.

Trẻ bị thiếu sản men răng do di truyền

Trẻ bị thiếu sản men răng do di truyền

3.2 Do tác động của môi trường

Ở giai đoạn mang thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ canxi và fluor có thể khiến men răng của trẻ bị mỏng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của răng sữa và cả răng vĩnh viễn sau này.

Ngoài ra, nguyên nhân khác gây ra bệnh lý có thể là do cơ thể thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng trong quá trình phát triển. Cụ thể là Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D,… từ đó khiến men răng kém phát triển.

Cùng với đó là chế độ ăn uống thực phẩm nhiều axit hay chải răng sai cách khiến men răng bị mài mòn theo thời gian. Một số bệnh lý toàn thân như thủy đậu, sởi, giang mai,… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý.

4. Thiếu sản men răng gây hại gì cho sức khỏe?

Với biểu hiện bên ngoài của răng thì có thể thấy rõ tình trạng mất thẩm mỹ khi bị thiếu sản men răng. Các đốm vàng, nâu trên bề mặt răng sẽ ngày càng nghiêm trọng theo tuổi tác và không thể khắc phục phương pháp tẩy trắng răng thông thường.

Thiếu sản men răng sẽ khiến răng nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi tác nhân bên ngoài, đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Cơn ê buốt có thể kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng, kéo theo đó là làm suy giảm chức năng ăn nhai.

Về lâu dài thì phần thân răng sẽ có xu hướng bị ăn mòn, nghiêm trọng sẽ mòn sát tới phần nướu gây tụt lợi, phá hủy cấu trúc răng. Bệnh lý tiến triển trong âm thầm và nếu không chú ý can thiệp sớm thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Buốt răng khi ăn đồ lạnh

Buốt răng khi ăn đồ lạnh

5. Cách giải pháp điều trị bệnh thiếu sản men răng

Với mục đích bảo tồn cấu trúc răng tối ưu để duy trì các chức năng quan trọng như ăn nhai, thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh lý dựa trên mức độ nặng nhẹ khác nhau.

  • Bổ sung fluor: Bạn có thể thực hiện bổ sung fluor tại chỗ từ kem đánh răng, nước súc miệng. Cũng có thể bổ sung toàn thân bằng các thực phẩm hàng ngày, thuốc và nước uống.
  • Thực hiện trám răng Composite: Các trường hợp thiếu sản men răng mức độ nhẹ và muốn cải thiện về mặt hình thể thì cần trám composite. Trám răng nhằm che lấp những vết lõm ở men răng, từ đó mang lại thẩm mỹ cao hơn và giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Bọc răng sứ phục hình: Nếu bệnh lý thiểu sản men răng ở mức độ nặng hoặc do di truyền, bẩm sinh thì giải pháp duy nhất để phục hình là bọc răng sứ thẩm mỹ. Bọc răng sứ cho răng bị hư hại khắc phục cả về mặt hình thể, màu sắc, chức năng và giúp răng thật tránh được các tác động từ bên ngoài.

6. Cách phòng ngừa hiện tượng thiếu sản men răng

Cách phòng ngừa thiếu sản men răng chủ yếu là xây dựng chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học. Cụ thể:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin A, vitamin D, vitamin C.
  • Hạn chế các thực phẩm khiến răng dễ bị kích ứng và mài mòn: thực phẩm có tính axit cao, thực phẩm nóng lạnh,…
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm.
  • Chải răng theo vòng tròn hoặc chiều dọc, tránh đánh răng theo chiều ngang làm mòn men răng.
  • Không đánh răng quá nhanh, quá mạnh, thời gian đánh răng tốt nhất là khoảng 2 – 3 phút.
  • Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp (người lớn dưới 1 mg/l).
Bổ sung Fluor từ kem đánh răng

Bổ sung Fluor từ kem đánh răng

Thiếu sản men răng tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng thực chất lại là mối nguy hại khó lường đối với sức khỏe con người. Vì vậy, bệnh lý này cần được điều trị sớm để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hay sinh hoạt hàng ngày.

Tác giả:

Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website