NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Sưng lợi ở răng hàm: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Sưng lợi ở răng hàm có thể là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Nó không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có nguy cơ gây biến chứng răng miệng làm mất răng vĩnh viễn.

Sưng lợi ở răng hàm có thể là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Nó không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có nguy cơ gây biến chứng răng miệng làm mất răng vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân gây ra sưng lợi ở răng hàm là gì? Cách điều trị bệnh lý như thế nào?

Sưng lợi ở răng hàm điều trị như thế nào?

1. Sưng lợi ở răng hàm do đâu?

Mô nướu quanh răng hàm bị sưng đỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan của người bệnh. Các nguyên nguyên nhân chính gây ra sưng lợi ở răng hàm bao gồm:

  • Mọc răng khôn: Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sưng lợi ở vị trí răng trong cùng, kèm theo đau nhức thì rất có thể là do mọc răng khôn số 8. Răng khôn có trường hợp mọc thẳng nhú một phần ra khỏi nướu nhưng cũng có trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong nướu gây sưng đau, viêm nhiễm kéo dài.
  • Viêm nướu răng: Khi cao răng và mảng bám tồn đọng nhiều trên kẽ răng, chân răng và dưới nướu sẽ dần làm tổn thương nướu lợi, gây viêm nướu làm sưng tấy. Thông thường tình trạng sưng tấy do viêm nướu sẽ không chỉ xảy ra ở răng hàm mà thường ở cả các vị trí khác do việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo.
  • Tổn thương nướu lợi: Các thói quen xấu như dùng tăm xỉa răng, ăn đồ cay nóng hoặc ăn các đồ quá lạnh có thể gây kích ứng nướu. Trường hợp bạn hút thuốc thường xuyên, chải răng bàn bàn chải lông cứng và chải mạnh tay cũng sẽ tác động đến nướu lợi làm sưng chân răng ở răng hàm.
Tổn thương nướu lợi gây sưng tấy vùng răng hàm

2. Bệnh sưng lợi răng hàm có nguy hiểm không?

Tình trạng sưng lợi ở răng hàm có thể tự khỏi hoặc không, điều phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân của bệnh lý. Nếu sưng lợi xảy ra do thói quen ăn uống hàng ngày thì sẽ không quá nguy hiểm, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống của mình, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho nướu thì sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy nướu bắt đầu hồi phục.

Nhưng nếu sưng lợi ở răng hàm do các bệnh lý răng miệng khác thì việc để “tự khỏi” là điều không thể, thậm chí nếu không can thiệp sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn trước. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn nhai, sức ăn nhai suy giảm đáng kể bởi răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai chính của hàm răng. Về lâu dài còn gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, khả năng giao tiếp cũng bị ảnh hưởng.

Các trường hợp sưng lợi ở trong cùng do mọc răng khôn thì mức độ càng nguy hiểm hơn, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm lợi trùm, u nang răng khôn, viêm xương,…

Sưng lợi trong cùng do mọc răng khôn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Như vậy, dù sưng lợi ở răng hàm do nguyên nhân nào thì cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Nếu có triệu chứng sưng tấy, đau nhức thì tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

3. Các điều trị bệnh lý sưng lợi ở răng hàm

Sưng lợi ở răng hàm khi được thăm khám bởi nha sĩ sẽ xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh lý cũng như sưng lợi là do đâu. Đối với các trường hợp sưng lợi do viêm nhiễm thông thường thì bước điều trị cơ bản là lấy cao răng. Việc này nhằm làm sạch mảng bám cứng đầu và vi khuẩn gây bệnh ở toàn hàm, đặc biệt là ở vị trí răng hàm bị sưng. Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc giúp giảm sưng, chống viêm để hỗ trợ điều trị viêm lợi. Sau khi cạo vôi răng, nướu lợi sẽ dần săn chắc và khỏe mạnh trở lại, lúc này hãy giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không tái phát tình trạng sưng lợi ở răng hàm.

Nếu bệnh đã tiến triển nặng và gây ra các biến chứng thì bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp cho từng biến chứng cụ thể. Có thể là các biến chứng viêm nha chu, áp xe răng hoặc thậm chí là viêm xương hàm.

Trường hợp khác là mọc răng khôn số 8 thì bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt. Với kỹ thuật và công nghệ hiện đại như hiện nay thì việc nhổ răng khôn tại nha khoa hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Hơn nữa, quá trình nhổ răng khôn được thực hiện rất nhẹ nhàng, nhanh chóng nên bạn không cần lo lắng nhổ răng khôn có đau không.

Công nghệ Piezotome nhổ răng êm nhái, nhanh chóng

Sưng lợi ở răng hàm là bệnh lý răng miệng cực kỳ nguy hiểm, vậy nên để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình thì bạn nên thăm khám nha khoa ngay khi có triệu chứng đau nhức, sưng tấy. Đồng thời hãy đảm bảo bạn đang thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách với chế độ vệ sinh và ăn uống hợp lý nhé!

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.