Sau sinh 2 tháng nhổ răng được không? Lưu ý nhổ răng cho mẹ sau sinh
Bạn muốn nhổ răng nhưng lo lắng sau sinh 2 tháng nhổ răng có được không? Bạn cần những lưu ý để có thể nhổ bỏ những chiếc răng gây rắc rối hằng ngày?
Sau khi sinh, bà mẹ nào cũng sẽ gặp một số bệnh lý răng miệng. Một số trường hợp nghiêm trọng, chị em cần thực hiện nhổ răng ngay. Từ đó, rất nhiều câu hỏi chị em đặt ra cho Nha Khoa Trẻ như “Sau sinh 2 tháng nhổ răng được không?”, “Nếu nhổ răng cần lưu ý gì?”,… Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời phù hợp.
1. Trường hợp nào mẹ sau sinh cần nhổ răng?
Ngày nay, bà bầu sau sinh có xu hướng mắc các bệnh về răng miệng ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến việc sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần thực hiện nhổ răng. Một số tình trạng tiêu biểu có thể kể đến như:
- Tình trạng sâu răng chuyển biến xấu, răng bị ăn mòn quá nặng khiến sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn. Nếu để lâu, răng có thể bị chết tủy và ảnh hưởng đến các răng kế cận.
- Một số bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu,… có thể gây ra hôi miệng, đau nhức dai dẳng trong khoang miệng.
- Thiếu hụt canxi hay các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến răng dễ gãy rụng. Nếu không thể sử dụng các biện pháp nha khoa khác, bạn cần thực hiện nhổ bỏ để tránh khiến các răng mọc lệch lạc.
2. Sau sinh 2 tháng nhổ răng được không?
Theo lời khuyên của các bác sĩ Nha Khoa, việc kiêng nhổ răng chỉ nên tiến hành trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Với các trường hợp bà mẹ sau sinh hoàn toàn có thể thực hiện nhổ răng bình thường.
Mặc dù vậy, các mẹ vẫn cần thực hiện thăm khám và theo dõi tình trạng bản thân có phù hợp để nhổ răng hay không. Tại những địa chỉ nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe chung để xác định mức độ phù hợp của các mẹ.
Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý Nha Khoa Trẻ dành riêng cho các chị em. Để có thể đồng thời chăm sóc trẻ và thực hiện nhổ răng an toàn, dưới đây là những vấn đề các mẹ nên lưu tâm.
3. Lưu ý khi thực hiện nhổ răng cho các bà mẹ
Mặc dù sau khi sinh 2 tháng có thể nhổ răng được, các mẹ vẫn cần nghiêm túc chú ý đến sức khỏe bản thân. Chất lượng sữa và độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng nếu các chị em không để ý đến các vấn đề dưới đây.
3.1 Thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa
Các chị em cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm. Các vấn đề bản thân gặp phải cần được chia sẻ rõ ràng để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Các loại thuốc tê, thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ cân nhắc khi sử dụng. Lidocain kết hợp cùng Epinephrine thường được khuyến nghị sử dụng. Những ảnh hưởng từ hai loại thuốc trên là không nhiều và được đánh giá là an toàn cho cả mẹ và bé.
Các mẹ sau sinh 2 tháng có thể sử dụng hai loại thuốc trên khi nhổ răng trừ một số trường hợp chống chỉ định sau:
- Bà mẹ có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Mẫn cảm với thuốc co mạch.
- Bà mẹ bị mắc các bệnh lý nên như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
3.2 Tuyệt đối không cho bé bú trực tiếp sau khi nhổ răng
Thông thường, bà mẹ sẽ được tiêm một lượng thuốc tê hay thuốc giảm đau khi thực hiện nhổ răng. Sau khi thực hiện, hàm lượng thuốc trong máu và trong sữa vẫn còn rất nhiều. Lúc này, việc cho bé bú là cấm chỉ định.
Ít nhất sau 6 tiếng, khi cơ thể đã chuyển hoá và đào thải các chất này ra ngoài mẹ mới nên cho con bú. Một số trường hợp phải sử dụng kháng sinh hoặc thuốc gây tê liều cao cần nhiều thời gian hơn hẳn, từ 48-72 tiếng.
Bác sĩ sẽ nắm rõ những thông tin và đưa ra chỉ định phù hợp cho các chị em. Những chỉ dẫn này cần tuân theo để không có hậu quả nghiêm trọng với cả cơ thể mẹ và bé.
Xem thêm:
Giải pháp khắc phục răng ê buốt sau sinh dành cho phụ nữ sau sinh
Chảy máu chân răng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
3.3 Sử dụng máy vắt sữa để dự trữ sữa
Đây là việc làm vô cùng cần thiết để bé không quấy khóc, đảm bảo được dinh dưỡng từng bữa cho trẻ. Trước khi nhổ răng bà bầu cần ưu tiên cho bé bú thật no và vắt sẵn sữa để dự trữ. Sau khi nhổ răng, chị em hoàn toàn có thể yên tâm nếu bé đòi ti hay quấy khóc. Ngoài ra nếu có thể dùng sữa pha ngoài sẽ tiện hơn cho các mẹ.
3.4 Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ là rất quan trọng
Để cơ thể đáp ứng cả nhu cầu dinh dưỡng bản thân và tiết sữa cho bé, việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cho mẹ là vô cùng cần thiết.
Sau khi nhổ răng có thể các chị em vẫn thấy bình thường. Tuy nhiên khi lưu lượng thuốc giảm đau và thuốc tê đã hết, các cơn đau đầu kèm theo chán ăn, uể oải sẽ xuất hiện. Việc cần làm lúc này là nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh từ 1-2 ngày.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lành thương và hồi phục. Trong thực đơn nên có những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, canh hầm,… Để đảm bảo dinh dưỡng, bà mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày kèm theo bổ xung các loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa.
Các loại rau xanh, trái cây cũng sẽ cung cấp các vitamin cần thiết. Tuyệt đối tránh xa các loại rượu bia, chất kích thích để không gây ảnh hưởng đến vết nhổ và em bé.
Chăm sóc răng miệng cho bà bầu cần sự chú trọng đặc biệt. Vẫn có thể thực hiện đánh răng nếu mẹ lựa chọn bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng, tránh các vị trí vừa nhổ gây đau, chảy máu.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và chỉ định các loại nước súc miệng phù hợp. Việc súc miệng thường xuyên sẽ loại bỏ các mảng bám và tránh gây hôi miệng. Tránh sử dụng nước muối sinh lý.
Nói tóm lại, sau sinh 2 tháng nhổ răng được nếu các chị em tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu thực hiện nhổ răng sau khi sinh, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901.334.334.