Tình trạng răng ê buốt sau sinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng ê buốt răng này không chỉ ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mà gây suy giảm sức khoẻ tổng thể của cả mẹ và bé. Nha Khoa Trẻ xin chia sẻ các giải pháp giúp bạn khắc phục tình trạng trên.
Nội dung bài viết
1. Tình trạng răng ê buốt sau sinh là gì?
Răng ê buốt là hiện tượng đau nhức hoặc nhạy cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Bạn đọc có thể phát hiện mình đã mắc bệnh lý này nếu cảm thấy khó chịu, nhức răng trong một số trường hợp sau:
- Khi tiếp xúc với đồ uống, thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
- Khi sử dụng bàn chải răng hay chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
- Khi thay đổi thời tiết, nhiệt độ giảm.
- Khi thường xuyên có cảm giác đau buốt trong răng hay ăn nhai đồ kích thước to, có nhiều đường.
Tình trạng răng ê buốt sau sinh khá phổ biến và có thể gặp ở phần lớn các bà bầu. Nếu kéo dài dai dẳng, sản phụ sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe. Thói quen sinh hoạt, ăn uống bị tác động cũng là sẽ liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của bé sau này.
Tùy vào sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người mà những cơn ê buốt sẽ có biểu hiện khác nhau. Có người sẽ trải qua cơn đau dữ dội khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Lại có những người mẹ khi nghỉ ngơi hay ngủ lại xảy ra khó chịu trong khoang miệng.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng việc răng miệng gặp vấn đề cũng tác động không nhỏ đến cả mẹ và bé. Các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện điều trị và vệ sinh răng miệng hợp lý để bà bầu có thể yên tâm khi mang thai.
2. Nguyên nhân dẫn đến răng ê buốt sau sinh
Bà bầu là đối tượng vô cùng đặc biệt cần sự quan tâm về chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên trong quá trình mang bầu, có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng khiến bà bầu gặp tình trạng răng ê buốt sau sinh.
2.1 Răng ê buốt do sự thay đổi về mặt sinh lý khi mang bầu
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự thay đổi hormone trong cơ thể. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản sinh một lượng lớn estrogen và progesterone. Điều này khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng xuyên suốt quá trình mang bầu.
Mức độ estrogen tăng cao gây thay đổi cấu trúc của men răng, giảm khả năng tự bảo vệ. Răng sẽ dễ bị mòn do các tác nhân bên ngoài. Còn lượng progesterone có tác động trực tiếp đến sự co giãn các mạch máu. Nướu bị co giãn, sưng tấy sẽ gây khó chịu và đau nhức răng.
2.2 Ốm nghén trong thời gian dài
Bà bầu thường hay buồn nôn và nôn mửa thức ăn ra ngoài. Lượng thức ăn này thường đang trong quá trình tiêu hoá, đã lẫn các axit dịch vị. Đây là “kẻ thù” của răng miệng khi tiếp xúc trực tiếp và ăn mòn men răng.
Bên cạnh đó, sau khi nôn ói, việc đánh răng ngay lập tức là một sai lầm to lớn. Các vết nứt nhỏ sẽ xuất hiện và axit sẽ bào mòn men răng nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên súc miệng với nước sạch đồng thời nhai kẹo cao su để trung hoà độ pH trong khoang miệng.
2.3 Thay đổi thói quen ăn uống
Việc thay đổi chế độ ăn uống khi mang bầu là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến răng ê buốt sau sinh. Các bà mẹ có xu hướng tiêu thụ lượng thực phẩm và thức uống nhiều hơn hẳn so với người bình thường. Điều này khiến gia tăng các mảng bám và vi khuẩn ở trên răng.
Bên cạnh đó, cơ thể bà bầu đòi hỏi các dưỡng chất cần thiết như canxi, phốt pho,… do phải cung cấp cho cả sự phát triển của bé. Việc thiếu hụt các khoáng chất này khiến tăng quá trình hủy khoáng, lộ ngà răng và tăng mức độ nhạy cảm khi sinh hoạt.
Việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt liên tục cũng khiến vi khuẩn trong miệng tiết ra axit, tổn thương mô răng. Bà bầu dễ dàng gặp các bệnh như viêm nha chu, sâu răng và đặc biệt là tình trạng răng ê buốt sau sinh.
3. Cách hạn chế răng ê buốt sau sinh hiệu quả
3.1 Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Như đã nêu trên, việc thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết sẽ ảnh hưởng đến răng của các chị em. Do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bỉm sữa cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, nên tập chung vào các nhóm thực phẩm giàu canxi để răng được chắc khỏe hơn.
Nha Khoa Trẻ xin đưa ra một số gợi ý về các nhóm thực phẩm cần chú ý:
- Nhóm thực phẩm giàu canxi: thịt, cá, hải sản, sữa,…
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C: ổi, cam, cà chua, bưởi,…
- Hạn chế các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, đồ chua cay hay nước có ga để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
3.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nhiều bà mẹ sau sinh lo lắng khi mình gặp tình trạng chảy máu răng miệng hay răng quá nhạy cảm. Từ đó khiến họ lo lắng không dám vệ sinh răng miệng như bình thường mà chỉ súc miệng bằng nước. Điều này rất nguy hiểm và tăng nguy cơ ê buốt răng sau sinh.
Chị em nên dùng kem đánh răng chống ê buốt và thực hiện đánh ít nhất 2 lần 1 ngày. Sử dụng bàn chải mềm sẽ không ảnh hưởng đến men răng. Có thể sử dụng nước muối sinh lý súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và hạn chế răng ê buốt sau sinh.
Xem thêm:
Chảy máu chân răng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Viêm lợi sau sinh: Bệnh lý rất thường gặp ở các bà mẹ cho con bú
4. Một số mẹo chữa ê buốt răng dân gian
Theo dân gian, có rất nhiều cách làm hiệu quả để điều trị tình trạng này cho các mẹ bầu. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo ngay các cách dưới đây.
- Sử dụng tỏi tươi chà liên tục lên răng để giảm cảm giác khó chịu. Trong tỏi có rất nhiều allicin, florua giúp phục hồi ngà răng và bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài.
- Nhai trà xanh trong khoảng 5 phút, nuốt hết nước cốt và nhổ bỏ. Thực hiện liên tục ngày 2-3 lần sẽ giảm các cơn đau nhức kéo dài.
- Gừng tươi có tính kháng khuẩn và tiêu viêm cao. Chị em chỉ cần rửa sạch miếng gừng rồi thái lát mỏng hoặc đập dập. Sau đó cắn miếng gừng đến khi hết đau buốt thì nhổ bỏ.
5. Can thiệp y tế khi cần thiết
Tình trạng răng ê buốt sau sinh có thể kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng đến tâm lý chị em. Nếu đã thực hiện các cách trên mà không hiệu quả, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các địa chỉ nha khoa uy tín.
Nha sĩ sẽ thăm khám để phát hiện các lý do và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Bạn đừng quên việc thông báo cho bác sĩ về việc đang cho con bú bằng sữa mẹ. Không tự tiện dùng thuốc bên ngoài mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung, răng ê buốt sau sinh nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể khắc phục. Hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ bầu yên tâm hơn về sức khỏe răng miệng bản thân. Nếu chị em còn vấn đề cần được tư vấn và hỗ trợ, liên hệ với Nha Khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.