Sâu răng mới chớm tự khỏi được không? Giải pháp điều trị nào tốt nhất?
Dù ở trẻ em hay người lớn thì sâu răng đều rất dễ hình thành và phát triển nếu răng miệng không được chăm sóc đúng cách. Sâu răng mới chớm sẽ dễ điều trị và hạn chế biến chứng.
Dù ở trẻ em hay người lớn thì sâu răng đều rất dễ hình thành và phát triển nếu răng miệng không được chăm sóc đúng cách. Sâu răng tiến triển theo từng giai đoạn, sâu răng mới chớm chưa gây đau nhức và việc điều trị cũng dễ dàng hơn.
Nhưng liệu sâu răng mới chớm tự khỏi được không? Giải pháp điều trị tốt nhất là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhé!
1. Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân sâu xa của bệnh lý sâu răng là do một số loại vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Chính yếu là vi khuẩn Streptococcus Mutans làm phân hủy các vụn thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng.
Đặc biệt là các loại thức ăn nhiều đường và tinh bột, khi bám trên răng không được làm sạch sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy men răng, tạo thành lỗ sâu răng.
Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng sẽ bao gồm:
- Không làm sạch răng thường xuyên, đánh răng sai cách làm mòn men răng.
- Ăn vặt, ăn đồ ngọt quá nhiều như bánh, socola, khoai tây chiên,…
- Thiếu nước là tác nhân gây khô miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và sâu răng phát triển.
- Men răng yếu, răng bị nứt vỡ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng và gây sâu răng.
- Tụt lợi làm lộ chân răng nhiều hơn, vi khuẩn bám ở chân răng dễ dàng tấn công vào ngà răng.
- Trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày có khả năng tiếp xúc với răng và ăn mòn răng gây ra hiện tượng sâu răng.
Xem thêm: Cảnh giác: Vị trí dễ sâu răng nhất và cách phòng ngừa hiệu quả
2. Quá trình phát triển sâu răng
Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị sâu răng mới chớm thì hãy hiểu rõ về các giai đoạn phát triển cũng như dấu hiệu nhận biết răng sâu. Như vậy bạn sẽ dễ dàng phát triển sâu răng mới chớm để xử lý kịp thời, tránh sâu răng trầm trọng hơn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.1 Sâu men răng
Đầu tiên, cũng chính là giai đoạn sâu răng mới chớm sẽ diễn ra quá trình mất khoảng do vi khuẩn có hại chuyển hóa chất đường có trong thức ăn thành acid. Chất này liên tục làm hòa tan thành phần khoáng của men răng, trong khi đó quá trình tái khoáng chậm hơn làm sâu răng hình thành.
Sâu răng mới chớm sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng trên răng. Dấu hiệu này không quá rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Đến khi hình thành các lỗ sâu răng li ti có màu nâu đen thì mới được chú ý tới. Tuy nhiên, lúc này sâu răng đã ăn mòn men răng và tiếp theo sẽ tấn công vào ngà răng.
2.2 Sâu ngà răng
Ngà răng nằm bên trong men răng, mềm hơn men răng và chạy cảm. Nếu sâu răng tiến triển nặng hơn vào đến ngà răng thì sẽ gây ra hiện tượng ê buốt, nhạy cảm khi ăn đồ nóng, lạnh.
2.3 Sâu vào tủy răng
Nghiêm trọng nhất của bệnh lý sâu răng là phá hủy tủy răng gây viêm nhiễm, hoại tử tủy răng. Lúc này không chỉ có những lỗ sâu biểu hiện trên bề mặt răng hay răng bị ê buốt khi ăn hai. Mà tình trạng đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
3. Sâu răng mới chớm tự khỏi được không?
Mặc dù sâu răng mới chớm chưa làm tổn thương quá nhiều đến lớp men răng nhưng vẫn không cả có khả năng tự phục hồi. Bởi răng khác với các bộ phận khác của cơ thể, răng bị tổn thương không có thể tự chữa lành.
Vì vậy, dù là sâu răng mới chớm hay ở các giai đoạn nặng hơn thì đều phải can thiệp điều trị bằng biện pháp nha khoa. Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế ở từng người mà khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất, hạn chế nguy cơ phải nhổ răng.
4. Sâu răng mới chớm phải điều trị thế nào?
Sâu răng mới chớm chưa hình thành lỗ sâu sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Thuốc là dung dịch có tính sát khuẩn, chấm trực tiếp vào chỗ bị sâu để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được dùng để xử lý những chỗ sâu ở răng hàm bởi nó dễ làm đổi màu men răng.
Tiếp đến là biện pháp tái khoáng, dùng dung dịch chuyên dụng (calcium, phosphate, florinê) đổ vào vị trí sâu răng. Tác dụng của nó là thu hẹp vùng sâu răng có màu trắng vôi, sâu răng mới chớm để vùng đó ngừng phát triển.
Với các trường hợp đã hình lành lỗ sâu răng thì biện pháp điều trị lúc này là nạo bỏ phần bị sâu, ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Một số trường hợp nặng sẽ phải tiến hành điều trị tủy răng. Tiếp đó sẽ tiến hành trám răng sâu hoặc bọc răng sứ khôi phục thẩm mỹ cho răng và tránh nguy cơ sâu răng tái phát.
Xem thêm: Sâu răng gây viêm xoang: Cách phòng ngừa và điều trị dứt điểm
Như vậy, sâu răng mới chớm có tự khỏi được không đã được làm sáng tỏ. Hãy chủ động chăm sóc hàm răng đúng cách để tránh xa bệnh lý sâu răng, bệnh lý tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại là mối nguy hiểm khó lường đối với răng miệng.