Nội dung chính

Sâu răng hàm trong cùng phải làm sao? Nên nhổ hay giữ lại?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Sâu răng hàm trong cùng là tình trạng rất thường xảy ra do đây là nhóm răng ăn nhai chính của toàn hàm mà việc vệ sinh lại không thuận tiện nên dễ tạo mảng bám và vi khuẩn.

Sâu răng hàm trong cùng là tình trạng rất thường xảy ra do đây là nhóm răng ăn nhai chính của toàn hàm nên dễ tạo mảng bám và vi khuẩn. Hơn nữa, việc vệ sinh nhóm răng này lại không được thuận tiện do vị trí răng này khá khuất. Khi răng hàm bị sâu nặng vào đến tủy răng sẽ gây ra đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Sâu răng hàm trong cùng phải làm sao?

1. Diễn biến của quá trình sâu răng hàm

Sâu răng là dạng tổn thương mô cứng của răng là men răng, ngà răng do vi khuẩn có trong mảng bám thức ăn gây ra. Khi bạn ăn vặt thường xuyên, hay ăn đồ ngọt mà việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, đặc biệt là sâu răng hàm trong cùng.

Quá trình sâu răng diễn biến theo từng giai đoạn, ban đầu sâu răng hàm chưa có biểu hiện rõ rệt nhưng về sau sẽ gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, thậm chí đau lên tận óc.

Diễn biến của bệnh lý sâu răng như sau:

Xem thêm: Cách chữa sâu răng hàm theo từng giai đoạn bệnh lý

Sâu răng tiến triển theo từng giai đoạn

2. Sâu răng hàm trong cùng nên nhổ bỏ hay giữ lại?

Sâu răng hàm trong cùng nếu là răng số 8 thì hầu như đều được khuyến cáo là nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Bởi răng khôn số 8 hầu như không đảm nhận bất cứ chức năng gì mà lại khó vệ sinh răng miệng nên dễ mắc bệnh lý về răng. Nhổ bỏ răng hàm trong cùng là răng số 8 sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nhiều biến chứng răng miệng do sâu răng, viêm tủy răng.

Nhưng trong trường hợp răng hàm trong cùng số 7 bị sâu thì bác sĩ khuyến cáo nên giữ lại răng số 7 vì đây răng ăn nhai chính trên cung hàm. Nếu nhổ răng số 7 sẽ làm giảm sức ăn nhai, lâu dần còn gây ra biến chứng tiêu xương hàm, lão hóa sớm do mất răng gây ra. Trừ một vài trường hợp sâu răng hàm trong cùng nghiêm trọng thì bắt buộc phải nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng gây ra biến chứng răng miệng nguy hiểm.

Nhổ răng hàm trong cùng nếu là răng số 8 hoặc răng số 7 bị viêm nhiễm nặng

3. Điều trị sâu răng hàm như thế nào?

Để không gặp phải tình trạng sâu răng hàm nặng phải nhổ bỏ răng thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha khoa ngay khi có dấu hiệu sâu răng. Sâu răng điều trị sớm sẽ được thực hiện trám răng, bịt kín lỗ sâu ngăn ngừa vi khuẩn và sâu răng tiến triển nặng hơn. Trong trường hợp sâu răng hàm trong cùng vào đến tủy răng thì sẽ phải tiến hành điều trị tủy, điều trị nội nha để loại bỏ viêm nhiễm trước khi trám răng sâu.

Bước đầu tiên của kỹ thuật điều trị tủy là lấy bỏ tủy tức là mô tủy bị nhiễm trùng, sau đó làm sạch tủy buồng và tủy chân rồi tiến hành trám đầy lại bằng chất hàn tủy. Cuối cùng mới tiến hành hàn kín răng để không bị vi khuẩn tiếp tục xâm nhập.

Răng sau chữa tủy thường không còn bền vững như ban đầu, dễ gãy vỡ nếu ăn nhai thức ăn cứng, do đó sau chữa tủy bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên chụp răng, bọc răng sứ để bảo vệ răng tốt hơn, tái tạo chức năng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

Xem thêm: 4 giai đoạn sâu răng: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý

                     Sâu răng khi mang thai: 3 nguy cơ gây hại đến sức khỏe của bé

Trám răng tái tạo răng sâu hiệu quả

Như vậy, sâu răng hàm trong cùng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên hiểu rõ bệnh lý này để phòng ngừa và xử lý sớm để ngăn ngừa biến chứng, hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai, duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.

Danh mục cẩm nang