Răng trẻ em bị mẻ vỡ: Tác hại và cách khắc phục kịp thời
Răng trẻ em bị mẻ vỡ là tình trạng khá thường gặp, tùy vào mức độ tổn thương mà nó gây ra mối nguy hại khác nhau, cách điều trị cũng có sự khác biệt. Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi nhận thấy răng của bé gặp vấn đề, tránh trường hợp điều trị muộn gây biến chứng không mong muốn.
1. Các nguyên nhân thường gặp làm răng trẻ bị gãy vỡ
Răng bị mẻ vỡ có thể nhận biết dễ dàng thông qua các dấu hiệu trên bề mặt của răng, răng trẻ sẽ có các vết nứt phía dưới gần nướu răng đối với các trường hợp nhẹ. Răng trẻ em bị mẻ vỡ nặng thì có thể làm nứt thành hai phần.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất là:
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi chưa hoàn thiện các kỹ năng vận động. Khi trẻ đi bộ hay chạy nhảy, nô đùa rất dễ bị ngã và dẫn đến răng bị va đập, vỡ răng.
- Trẻ em hiếu động hay chạy nhảy, leo trèo nên tình trạng té ngã khá thường gặp, khi đó có thể làm chấn thương răng lợi, răng trẻ em bị mẻ vỡ ít nhiều.
- Các bộ môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu, trượt ván,… đều có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ bị va chạm mạnh dẫn đến chấn thương.
- Một số trẻ gặp vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến kỹ năng vận động thì nguy cơ té ngã sẽ cao hơn, từ đó dẫn đến gãy vỡ răng.
- Bé bị mủn răng, sâu răng lâu ngày do vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa được kỹ lưỡng.
2. Trẻ em bị vỡ răng có ảnh hưởng gì?
Các vết nứt răng xuất hiện trên bề mặt răng ban đầu sẽ không gây đau nhức, không gây tổn thương gì nghiêm trọng đến răng miệng của trẻ. Nhưng theo thời gian, răng trẻ em bị mẻ vỡ có thể trở nên nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu nhiễm trùng. Cụ thể là biểu hiện sưng lợi, răng đổi màu, răng đau nhức hoặc có hiểu hiện sốt.
Lúc này, các vấn đề gặp phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của bé. Cùng với đó là nhiều nguy cơ răng miệng khác gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ bao gồm:
- Tiêu chân răng cùng với sự tiêu dần của xương hàm làm ảnh hưởng đến các răng khác, tác động xấu đến sự phát triển của răng trưởng thành.
- Chảy máu tủy, viêm nhiễm tủy răng từ đó dẫn đến hoại tử tủy và chết răng hoàn toàn.
- Mô mềm, mô nha chu bị tổn thương do vi khuẩn viêm nhiễm lan quanh chân răng.
- Răng trẻ em bị mẻ vỡ đã gây viêm tủy có thể dẫn tới áp xe chân răng, tạo thành ổ mủ chứa đầy vi khuẩn tích tụ tại chân răng và nha chu.
- Trường hợp răng bị vỡ là răng sữa và phải nhổ sớm trước thời điểm thay răng vĩnh viễn thì nguy cơ răng mọc lên sẽ bị lệch, khấp khểnh, sai khớp cắn.
- Nếu là răng vĩnh viễn bị gãy vỡ nặng và phải nhổ răng thì nhiều biến chứng nguy hiểm khác do mất răng gây ra bao gồm: xô lệch hàm, hóp má, tiêu xương hàm,… Ảnh hưởng trực tiếp đến khuôn mặt và sức khỏe toàn thân.
3. Răng bị mẻ vỡ có mọc lại không?
Khác với các bộ phận khác của cơ thể thì răng không có khả năng tái tạo sau khi bị tổn thương, gãy vỡ. Các mô răng đã bị mất đi không hay răng đã bị mẻ vỡ không thể mọc lại như ban đầu.
Tuy nhiên, nếu răng trẻ em bị mẻ vỡ là răng sữa thì bố mẹ không cần quá lo lắng vì chúng sẽ được thay thế thành răng vĩnh viễn khi đến thời điểm thay răng. Khoảng 6 tuổi, răng sữa của trẻ bắt đầu rụng đi và răng vĩnh viễn mọc lên tương ứng. Chỉ cần duy trì răng sữa đến thời điểm thay răng thì sẽ hàm răng sau này của trẻ vẫn sẽ hoàn thiện, hạn chế được tình trạng răng lệch lạc.
Nghiêm trọng hơn với trường hợp răng vĩnh viễn của trẻ bị mẻ vỡ, chiếc răng này không thể thay thế và mọc lại. Giải pháp duy nhất lúc này là can thiệp điều trị nha khoa, tùy vào mức độ răng sứt mẻ và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình an toàn, hiệu quả.
Xem thêm: Trẻ em bị sún răng viêm lợi phải làm sao để khắc phục?
4. Răng trẻ em bị mẻ vỡ phải làm sao?
Nếu bố mẹ nhận thấy các biểu hiện răng trẻ em bị mẻ vỡ một cách rõ ràng, vết nứt xuất hiện trên bề mặt răng hoặc bé cảm thấy đau nhức thì nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ điều trị. Các giải pháp được cân nhắc lúc này sẽ bao gồm:
4.1 Điều trị tủy răng trẻ em
Nếu răng trẻ bị mẻ vỡ đã làm tổn thương đến tủy răng, tủy răng lộ ra ngoài hoặc bị viêm nhiễm có nguy cơ hoại tử thì cần tiến hành điều trị tủy. Đồng thời tiến hành giữ răng đúng vị trí, duy trì độ ổn định cho răng sau chữa tủy.
4.2 Trám răng thẩm mỹ
Để cải thiện vết nứt trên bề mặt răng thì bác sĩ sẽ trám răng cho trẻ. Trám răng bằng vật liệu Composite có màu sắc tương tự răng thật, trám kín khít trên bề mặt răng, khôi phục thẩm mỹ cho răng.
4.3 Bọc răng sứ phục hình
Nếu mức độ mẻ vỡ ở răng trẻ quá lớn không thể khắc phục bằng cách trám răng thì bác sĩ có thể đề nghị bọc răng cho trẻ em. Bác sĩ cần cân nhắc độ tuổi và mức độ phù hợp khi chỉ định giải pháp này vì có thể phải mài một phần men răng thật.
4.4 Răng sữa bị gãy
Răng sữa của trẻ bị gãy và bị rơi ra ngoài cần kiểm tra xem chân răng có bị sót không, có lún trong ổ răng không, có gây tổn thương đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới hay không. Nếu mầm răng vĩnh viễn có xu hướng phát triển lệch lạc khi không có răng sữa cố định thì bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn ở trẻ em đều nắm giữ những vai trò nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Do đó, nếu bố nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở hàm răng của con thì nên đưa bé đến nha khoa để điều trị sớm, tránh tình trạng phức tạp và khó can thiệp hơn.
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Hotline: 0901 334 334
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội