NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc? Nếu mọc chậm có sao không?

Khi thay răng sữa, các răng sẽ lung lay rồi tự rụng nhường chỗ cho răng viễn viễn mọc lên. Vậy răng sữa rụng bao lâu thì mọc? Nếu mọc chậm thì có sao không?

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc là vấn đề mà hầu hết cha mẹ quan tâm trong giai đoạn trẻ thay răng sữa. Đặc biệt là trong trường hợp răng mọc chậm khiến cha mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ sẽ giải đáp cho bạn các vấn đề thay răng sữa ở trẻ nhé!

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc? Nếu mọc chậm có sao không?

1. Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại?

Thông thường, khoảng 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, đến năm 12 tuổi là các răng vĩnh viễn đã mọc khá đầy đủ trên cung hàm.

Đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ lung lay rồi gãy rụng, sau đó răng vĩnh viễn mới mọc lên. Răng sữa rụng bao lâu thì mọc phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ, nhưng thường sẽ dao động từ 1 –  2 tháng và thời gian mọc răng ở bé gái sẽ nhanh hơn ở bé trai.

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc và thời điểm, trình tự thay răng sữa như thế nào sẽ được cụ thể hóa theo từng độ tuổi thay răng sữa như sau:

Vị trí răng

Thời điểm rụng

Thời gian mọc lại

2 răng cửa sữa hàm dưới

6-7 tuổi

2-4 tuần 

2 răng cửa sữa hàm trên

6-7 tuổi

2-4 tuần 

2 răng cửa hàm trên

7-8 tuổi

2-4 tuần

2 răng cửa hàm dưới

7-8 tuổi

2-4 tuần

2 răng hàm trên thứ nhất

9-11 tuổi

1-2 tháng

2 răng hàm dưới thứ nhất

9-11 tuổi

1-2 tháng

2 răng nanh hàm hàm trên

10-12 tuổi

2-4 tuần

2 răng nanh hàm dưới

9-12 tuổi

2-4 tuần

2 răng hàm dưới thứ hai

10-12 tuổi

1-2 tháng

2 răng hàm trên thứ hai

10-12 tuổi

1-2 tháng

Thời gian thay răng sữa ở trẻ theo từng giai đoạn

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng chân răng. Những chiếc răng cửa, răng nanh sữa chỉ có một chân nên thời gian thay răng sữa sẽ nhanh hơn chỉ mất 2 – 4 tuần. Nhưng đối với những chiếc răng hàm có nhiều chân thì cần thời gian khoảng 1 – 2 tháng.

Ngoài ra, điều kiện mọc răng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thay răng sữa ở trẻ. Cụ thể những chiếc răng có nhiều khoảng trống thì sẽ mọc nhanh hơn các bị chen lấn, chèn ép. Đặc biệt, một số thói quen ở trẻ xấu ở trẻ như đẩy răng, cắn bút,… cũng quyết định đến việc răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại.

2. Trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn có sao không? 

Tình trạng trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn sẽ để lại rất nhiều hậu quả cho răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng này và suy nghĩ rằng trước sau gì răng cũng sẽ mọc lên. Tình trạng này sẽ vô cùng đáng báo động nếu kéo dài đến vài tháng và xuất hiện biến chứng.

Thời gian thay răng sữa thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 tháng, nhưng nếu vượt quá thời gian này lâu có thể dẫn đến một số biến chứng dưới đây:

  • Những chiếc răng mọc chậm do có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch làm tổn thương đến các răng kế cận và nướu, dẫn đến hiện tượng sưng mủ, sưng má.
  • Mất răng quá lâu sẽ làm giảm lực tác động lực lên xương hàm tại vị trí mất răng, khiến xương hàm dần tiêu biến. Khi đó, cung hàm sẽ bị thu nhỏ lại khiến trẻ bị hô, móm,… thậm chí có gây viêm xương hàm.
  • Khi răng trẻ lâu mọc sẽ làm khoảng trống trên răng lâu ngày, các răng bên cạnh có thể mọc lên sai vị lệch vị trí. Đồng thời các răng khác trên cung hàm cũng có xu hướng đổ về phía khoảng trống nên sẽ khiến răng lệch lạc, khấp khểnh.
  • Nếu tình trạng tiêu xương nghiêm trọng và răng lộn xộn có thể làm biến dạng khuôn mặt của trẻ.
Răng vĩnh viễn mọc chậm khiến các răng lệch lạc, lôn xộn

3. Nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng vĩnh viễn 

Răng mọc chậm có sao không tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể với nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các tình trạng và nguyên nhân khiến trẻ chậm thay răng, răng vĩnh viễn mọc chậm. 

3.1 Răng mọc ngầm, mọc lệch

Răng vĩnh viễn mọc ngầm là tình trạng răng mọc lên không đúng khoảng trống trên cung hàm mà nằm ngang khoặc ở dưới nướu. 

3.2 Nướu của trẻ bị xơ hóa

Răng sữa rụng sớm sẽ làm vùng xương hàm ở vị trí thay răng bị tiêu hủy. Lớp nướu trên răng cũng dần bị xơ hóa và trở nên dày hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tách nướu của răng và khiến trẻ bị chậm mọc răng vĩnh viễn.

3.3 Thiếu mầm răng vĩnh viễn

Khi trẻ thay răng, mầm răng vĩnh viễn ở dưới sẽ mọc lên và thay thế cho chiếc răng sữa đã rụng. Nếu do bẩm sinh trẻ đã không có mầm răng hoặc tổn thương ngoại lực từ bên ngoài thì quá trình thay răng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt nếu do bẩm sinh thì quá trình này sẽ không diễn ra và trẻ cần được trồng răng giả thay thế.

3.4 Thiếu dinh dưỡng

Nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng vĩnh viễn có thể do thiếu hụt đi những chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt nếu lượng canxi bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và răng. Hoặc với trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu thì thời gian mọc răng sẽ lâu hơn với những đối tượng khác.

3.5 Thói quen xấu ở trẻ em

Những thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, nghiến răng sẽ tác động rất nhiều đến quá trình hình thành và mọc răng của trẻ.

Thói quen mút tay ở trẻ chính là nguyên nhân khiến răng mọc chậm

4. Phải làm gì khi trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn? 

Nếu phát hiện trẻ mọc răng chậm hơn so với bình thường, ba mẹ có thể tham khảo một số chỉ dẫn dưới đây từ đội ngũ bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ.

4.1 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thực đơn của trẻ

Ba mẹ nên chủ động xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ với canxi, vitamin A, B, D, magie, kẽm,… Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này có rất nhiều trong rau xanh, thịt đổ, cá, trứng,… Việc đa dạng thực đơn hằng ngày sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và không cần lo lắng về vấn đề răng miệng.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển của trẻ

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần hạn chế tối đa bánh kẹo, đồ ăn vặt, nước uống có gas,… Các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cứng, quá dai cũng không phải lựa chọn phù hợp cho trẻ lúc này. Quá trình mọc răng của trẻ có thể bị ảnh hưởng rất nhiều nếu sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm trên.

4.2 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ

Ba mẹ nên chủ động cùng trẻ thực hiện chải răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể quan sát và hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Việc kết hợp thêm các sản phẩm được nha khoa tin dùng như chỉ nha khoa hay nước súc miệng sẽ đem lại hiệu quả làm sạch tối ưu.

4.3 Giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu

Ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu những ảnh hưởng không tốt của thói quen mút tay, đẩy lưỡi,… với sức khỏe răng miệng. Điều này sẽ giúp quá trình mọc răng có thể diễn ra bình thường và nhanh chóng hơn.

4.4 Tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa

Nếu tình trạng trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn kéo dài và ba mẹ không biết phải làm sao thì hãy đưa trẻ đến những địa chỉ nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn ba mẹ về quy trình vệ sinh răng hay các hạn chế thói quen xấu ở trẻ.

Phụ huynh cũng nên cho con khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra lộ trình thay răng của trẻ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường hay bệnh lý răng miệng nào thì bác sĩ sẽ điều trị triệt để và nhanh chóng cho trẻ.

Xem thêm: 

Răng hàm có thay răng sữa không?

Răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình, đặc biệt vấn đề răng sữa rụng bao lâu thì mọc. Nếu gặp phải tình trạng răng trẻ lâu mọc, bạn hãy đưa con đến phòng khám Nha khoa Trẻ để nha sĩ kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.