Nội dung chính

Răng sữa mọc lệch gây ảnh hưởng gì đến trẻ? Cách khắc phục

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 27/09/2023, Cập nhật lần cuối: 02/11/2024

Không chỉ các răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có thể gặp phải tình trạng lệch lạc, khấp khểnh. Vậy răng sữa mọc lệch thì có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?

Không chỉ các răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có thể gặp phải tình trạng lệch lạc, khấp khểnh. Vậy răng sữa mọc lệch thì có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không? Cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ mọc lệch vào trong 

Có 3 nguyên nhân chính khiến trẻ mọc răng sữa không đồng đều và hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết ngay bây giờ.

1.1 Do bẩm sinh, di truyền

Yếu tố di truyền ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khoang miệng. Nếu ba mẹ hay ông bà có tiền sử mọc răng bị hô lệch, cung hàm rộng, răng lớn,… thì khả năng cao sẽ di truyền và làm bé mọc răng sữa bị lệch. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ sinh ra có khối u ở bên trong miệng thì răng sữa có thể mọc không đúng vị trí. Mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp nhưng ba mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện ra tình trạng này ở trẻ.

1.2 Do hình thành thói quen xấu 

Có nhiều ba mẹ không biết rằng việc để trẻ mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,… trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng của trẻ. Hay nếu phụ huynh cho bé nằm sấp khi ngủ, cho trẻ ngậm núm vú, ti giả lâu,… cũng khiến những chiếc răng của trẻ mọc lên không thẳng hàng.

1.3 Trẻ bị chấn thương hoặc bị tác động lực từ bên ngoài vào răng

Xương hàm của trẻ khi mới được hình thành còn tương đối xốp và rỗng. Do đó, nếu phải chịu những tác động bên ngoài do ngã, va chạm thì có thể khiến răng mọc ra xô lệch. Thậm chí nếu bị tác động lực quá lớn, răng sữa sẽ có xu hướng bị lung lay dẫn đến rụng sớm.

Răng sữa mọc lệch gây ảnh hưởng gì đến trẻ?

1.4 Chăm sóc răng miệng sai cách

Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu ở trẻ. Khi sức khỏe răng miệng của trẻ không đảm bảo, răng sữa khi mọc sẽ có nguy cơ cao bị xô dịch, không thẳng hàng.

1.5 Thiếu dinh dưỡng

Canxi là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và mọc răng ở trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ canxi sẽ khiến xương hàm bị yếu và dẫn đến những tình trạng mọc răng thất thường.

1.6 Răng sữa bị rụng quá sớm

Nếu một chiếc răng sữa bị rụng quá sớm, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên chen lấn vào vị trí trống. Do bề rộng của răng vĩnh viễn lớn hơn khiến các răng sữa khác sẽ bị lệch lạc.

2. Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không? 

Tình trạng răng sữa mọc lệch hay răng sữa mọc thưa rất thường gặp ở trẻ khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Dưới đây là những ảnh hưởng của tình trạng này ba mẹ cần quan tâm.

2.1 Ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, tiêu hóa

Răng khấp khểnh sẽ làm quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn của trẻ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ cần tác động nhiều lực hơn để có thể nhai thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày. Bên cạnh đó, nếu thức ăn không được nhai nghiền kỹ sẽ để lại những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ.

2.2 Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

Việc chăm sóc răng miệng với trẻ mọc răng sữa lệch sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn so với bình thường. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bé có nguy cơ mắc viêm nha chu hay những ảnh hưởng xấu đến xương và răng của trẻ.

2.3 Liên quan đến sự phát triển của trẻ

Một hàm răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp việc phát âm của trẻ được rõ ràng, hạn chế nói lắp hay nói ngọng. Bên cạnh đó, răng sữa còn giữ vai trò quan trọng trong định hướng răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Trẻ mọc răng sữa lệch nghiêm trọng còn có thể hình thành chứng biếng ăn do gặp khó khăn trong nhai nghiền thực phẩm.

Răng sữa định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này

2.4 Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ khiến trẻ tự ti

Với trẻ có hàm răng sữa không được đều đặn, việc để lộ hàm răng ra mỗi khi giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày khiến trẻ tự ti. Điều này cũng dẫn đến việc trẻ ngại ngùng không dám tham gia các hoạt động cùng bạn bè và khó hòa đồng với các bạn.

3. Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng răng sữa mọc lệch ở trẻ

Ba mẹ có thể tham khảo ngay những chỉ dẫn dưới đây từ Nha khoa Trẻ để phòng ngừa, khắc phục tình trạng răng sữa không mọc thẳng hàng ở trẻ.

3.1 Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trẻ em là những đối tượng chưa có ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Do đó, phụ huynh cần chỉ bảo và hình thành cho trẻ thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Loại bàn chải và kem đánh răng được sử dụng cần phải phù hợp với đối tượng là trẻ nhỏ thay vì sử dụng chung cùng gia đình.

Phụ huynh hoàn toàn có thể cùng trẻ thực hiện chải răng để hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Bên cạnh đó, hãy kết hợp thêm một số phương pháp khác như dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn. Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng bé mọc răng sữa bị lệch.

3.2 Chuẩn bị cho trẻ thực đơn phù hợp

Nên ưu tiên cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, protein, canxi và đặc biệt là vitamin D để giúp răng chắc khỏe hơn. Các loại bánh kẹo, đồ ngọt nên được hạn chế tối đa và đồng thời không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. 

3.3 Giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu

Những thói quen như ngậm ngón tay, chống cằm, thở bằng miệng,… đều có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng miệng của trẻ. Lúc này, ba mẹ nên giải thích, khuyên nhủ đồng thời hỗ trợ các bé bỏ dần các thói quen xấu đó. 

3.4 Đưa trẻ tới thăm khám nha khoa định kỳ

Phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nếu có. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mất răng sữa sớm làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Trong giai đoạn thay răng (6 tuổi – 12 tuổi) thì bố mẹ không nên tự ý nhổ răng tại nhà cho bé mà. Nếu chưa đến giai đoạn này mà răng sữa mọc lệch vào trong hay hô ra ngoài quá nhiều thì bác sĩ sẽ nắn chỉnh để tránh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. 

Xem thêm: 

Các bệnh về răng miệng ở trẻ em

Răng sữa bị gãy có ảnh hưởng gì không?

Khám răng định kỳ cho bé để bảo vệ răng miệng khỏe đẹp

Mặc dù có nhiều trẻ em khá lo sợ việc đến nha khoa, có thể nói là sợ gặp nha sĩ. Nhưng bố mẹ vẫn có thể giúp bé xóa tan nỗi sợ bằng cách đưa bé đến phòng khám Nha khoa Trẻ Hà Nội. Tại đây các bác sĩ và trợ tá luôn tạo cảm giác thoải mái và vui vẻ, giúp bé sẵn sàng tự nguyện hợp tác với bác sĩ để thăm khám một cách tốt nhất.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang