NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng sữa không lung lay có nên nhổ không?

Răng sữa không lung lay có nên nhổ không? Là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm với mong muốn quá trình thay răng sữa ở trẻ diễn ra thuận lợi, giúp hàm răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp.

Răng sữa không lung lay có nên nhổ không? Đây là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm với mong muốn quá trình thay răng sữa ở trẻ diễn ra thuận lợi, giúp hàm răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp.

Răng sữa không lung lay có nên nhổ không?

1. Hiểu rõ răng sữa và quy luật thay răng sữa ở trẻ em

Răng sữa (răng trẻ em) là hàm răng tạm thời của trẻ mọc lên ở thời điểm trẻ khoảng 6 tháng tuổi cho đến khi 25 – 30 tháng tuổi. Răng sữa sẽ mọc theo thứ tự như sau: đầu tiên là răng cửa hàm dưới, tiếp đến là răng cửa hàm trên rồi lần lượt đến những chiếc răng bên cạnh.

Đến một giai đoạn nhất định, răng sữa của trẻ sẽ lung lay và dần rụng đi nhường chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Đây là một quy luật tự nhiên và liên quan đến mối liên hệ của răng sữa và răng vĩnh viễn. Mầm răng vĩnh viễn ở dưới kích thích chân răng sữa tiêu biến và rụng đi, còn răng sữa giúp định hướng răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên đúng vị trí. Thời thay răng sữa có thể khác nhau ở mỗi trẻ, nhưng chúng đều theo một quy luật chung:

  • Răng cửa sữa từ 6 – 7 tuổi
  • Răng cửa sữa bên từ 7 – 8 tuổi
  • Răng hàm sữa nhỏ từ 9 – 10 tuổi
  • Răng nanh sữa từ 10 – 11 tuổi
  • Răng hàm sữa lớn 11 – 12 tuổi
Lịch thay răng sữa ở trẻ

Các răng sữa thường tự lung lay và rụng đi, tuy nhiên cũng có một số trường hợp răng sữa không lung lay dù đã đến thời điểm cần thay răng. Vậy răng sữa không lung lay có nên nhổ không?

2. Răng sữa không lung lay có nên nhổ không?

Theo bác sĩ chuyên khoa răng sữa không lung lay có nên nhổ không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng trẻ. Có trường hợp thay răng sữa chậm hơn bình thường nhưng vẫn sẽ theo quy trình răng sữa rụng rồi răng vĩnh viễn mọc lên. Và nếu nhổ răng trong trường hợp này sẽ làm sai lệch thời gian thay răng của trẻ, làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc sau này. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để biết chính xác có nên nhổ răng sữa hay không?

Nhổ răng sữa không lung lay sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa chưa rụng làm răng mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ. Việc chủ động nhổ răng sữa lúc này sẽ giúp tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn, nắn chỉnh lại răng đang mọc lệch.

Răng sữa chưa rụng đã mọc răng vĩnh viễn thì cần được nhổ bỏ

Nếu nhổ răng sữa chưa lung lay sẽ cần phải thực hiện tại nha khoa, bởi tình trạng này khá khó để thực hiện nhổ răng tại nhà. Nếu bố mẹ nhổ răng không đúng cách sẽ dễ gây ra đau nhức cho trẻ, thậm chí có thể làm sót chân răng gây ra viêm nhiễm, làm hỏng răng vĩnh viễn.

Thay răng sữa ở trẻ là cả một quá trình dài, nó có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Trẻ mọc răng có đều đẹp hay không? Có chuẩn khớp cắn hay không cũng sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe răng miệng và toàn thân của trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến cả tâm lý của trẻ sau này. Chính vì vậy, bố mẹ nên lưu ý thời điểm nhổ răng sữa cho trẻ, đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn và giúp bé có một hàm răng chắc khỏe về sau.

3. Lưu ý trong giai đoạn thay răng sữa giúp bố mẹ chăm sóc tốt nhất cho bé

Các lưu ý quan trọng dưới đây sẽ phần nào giúp bố mẹ chăm sóc tốt hơn cho con mình trong quá trình thay răng, giúp bé có hàm răng khỏe đẹp và thẳng hàng.

3.1 Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách

Bố mẹ nên theo sát và hướng dẫn bé chải răng đều đặn mỗi ngày, ít nhất là 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Xây dựng cho bé thói quen đánh răng ngay từ bé để tránh các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn để sát khuẩn, làm sạch răng miệng hiệu quả.

Cho trẻ súc miệng nước muối tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ

3.2 Chế độ ăn uống phù hợp

Không nên chỉ cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, băm nhỏ, xay nhuyễn bởi chúng sẽ khiến hàm răng bị thụ động, không ăn nhai nhiều khiến cho răng sữa khó rụng hơn, làm chậm quá trình thay răng. Khi trẻ bước vào giai đoạn này, bác sĩ khuyên bố mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và có độ cứng vừa phải để kích thích tiến trình thay răng. Các thực phẩm đó là thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây,…

3.3 Ngăn ngừa các thói quen xấu ở trẻ

Các thói quen xấu như đẩy lưỡi, cắn móng tay, cắn bút,… đều làm ảnh hưởng đến việc thay răng của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần quan tâm và nhắc nhở để giúp bé loại bỏ những thói quen này tránh tình trạng hỏng mầm răng vĩnh viễn hoặc làm răng mọc sai lệch.

Thói quen mút tay gây hại cho sự phát triển của răng và cấu trúc xương hàm

3.4 Không tự ý nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà

Đây là vấn đề mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý trong quá trình thay răng của trẻ. Bởi các cách tự nhổ răng cho bé tại nhà như nhổ răng sữa bằng chỉ, dùng tay nhổ răng,… rất dễ xảy ra các hiện tượng chảy máu chân răng. Hơn nữa, nếu nhổ răng không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng nhiễm trùng chân răng.

Như vậy, răng sữa không lung lay có nên nhổ không đã được Nha Khoa Trẻ giải đáp chi tiết ở trên. Nếu bé đang trong giai đoạn thay răng thì bố mẹ hãy đưa bé Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều chỉnh những sai lệch, giúp răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên đều đẹp nhất.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.