Nanh sữa ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Dấu hiệu mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, nếu áp dụng các mẹo dân gian để chữa nanh sữa thì cần hết sức cẩn thận và đến gặp bác sĩ khi cần thiết.
Hiện tượng mọc răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Trẻ thường quấy khóc nhiều hơn, biếng ăn gây lo lắng cho các ông bố bà mẹ. Vậy cách nhận biết răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Răng nanh sữa có gây nguy hiểm cho trẻ không? Mẹ nên xử lý như nào khi bé mọc răng nanh sữa?
1. Răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nang lợi của bé, nó là một dạng tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có vỏ mỏng, trong lòng có chứa chất Keratin màu trắng. Nó trông khá giống với tình trạng trẻ sơ sinh mọc mụn trắng ở lợi.
Theo các chuyên gia khoa, việc trẻ sơ sinh mọc nang sữa là do trong quá trình hình thành mầm răng ở giai đoạn thai nhi. Các thành phần tế bào tham gia tạo mầm răng không bị tiêu biến hoàn toàn mà bị sót lại ở xương hàm và hình thành nên nanh sữa.
2. Dấu hiệu và hình ảnh nhận biết răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh có biểu hiện khá rõ ràng trên niêm mạc ở hàm trên hay hàm dưới của bé. Đó là các nốt mụn màu trắng hay vàng nhạt, ở nang sữa sẽ có kích thường khoảng 2 – 3mm. Trường hợp nghiêm trọng hơn thì nanh sữa to đến 1cm nhưng khá hiếm gặp.
Nanh sữa thường xuất hiện khi ở trẻ sơ sinh từ dưới 3 tháng tuổi nhưng cũng có thể mọc muộn hơn tùy vào cơ địa của từng trẻ. Ban đầu răng nanh sữa không gây ảnh hưởng gì cho bé nhưng khi đã bị nhiễm khuẩn thì gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Các triệu chứng lúc này là nướu lợi quanh nanh sữa sưng đỏ, thậm chí còn gây loét do sang chấn, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ.
3. Cách phân biệt nanh sữa với mọc răng
Dưới đây là những đặc điểm quan trọng giúp cha mẹ phân biệt được nanh sữa ở trẻ và tình trạng mọc răng sữa.
Nanh sữa | ||
Bản chất | Tổn thương lành tính của niêm mạc. | Răng sữa được mọc lên trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. |
Dấu hiệu | Xuất hiện một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt dưới bề mặt niêm mạc của nướu. |
|
Khả năng tiêu biến | Sẽ tiêu biến sau khoảng 2 tuần khi hình thành hoặc đến khi trẻ được 5 tháng tuổi, một số trường hợp muộn hơn là 8 tháng. | Không tiêu biến mà sẽ mọc hoàn thiện đến năm 2-3 tuổi và sau khi rụng sẽ có răng vĩnh viễn thay thế. |
Thời gian xuất hiện | Trong khoảng 5 tháng kể từ khi ra đời. | Từ 6 tháng tuổi trở lên. |
4. Nanh sữa có gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh không?
Về bản chất, nanh sữa ở trẻ sơ sinh rất lành tính nên sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho trẻ. Chúng xuất hiện trong thời gian ngắn khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng rồi tự biến mất hoàn toàn.
Trong trường hợp chăm sóc răng miệng không đúng cách khi bé mọc nanh sữa có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Lúc này nanh sữa sẽ gây đau nhức, ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn,…
Nếu gặp phải trường hợp này thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, đặc biệt không thể tự ý nhổ nanh sữa cho bé bằng các mẹo dân gian. Bởi nếu xử lý không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh thì dễ làm tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn, gây đau nhức kéo dài. Do đó, việc bố mẹ cần làm lúc này là đưa bé đến cơ sở nha khoa trẻ em uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị an toàn.
5. Có nên áp dụng mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh?
Các mẹo dân gian như ấn vào nanh sữa hay nhổ trực tiếp đều không được khuyến cáo áp dụng làm cách trị nanh sữa cho bé. Các cách làm này đều chưa được kiểm chứng và có thể gây ra nhiễm khuẩn và khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng trầm trọng hơn.
Thay vào đó, ba mẹ nên tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có thể giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng khi gặp tình trạng này. Mặc dù việc trẻ liên tục quấy khóc, biếng ăn sẽ làm ba mẹ lo lắng nhưng cần có phương pháp xử lý phù hợp để tránh để lại hậu quả sau này.
6. Cách xử lý khi bé mọc nanh sữa, mọc mụn trắng ở lợi
Khi phát hiện ra dấu hiệu mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ cần bình tĩnh và theo dõi trạng thái cơ thể của trẻ. Cần xem xét, đánh giá nanh sữa có gây khó chịu hay đau nhức cho trẻ hay không để có thể xử lý kịp thời. Nếu trẻ không quấy khóc mà vẫn bú sữa bình thường thì mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày. Theo dõi liên tục tình trạng của bé và sau khoảng 1 – 2 tuần thì răng nanh sữa sẽ biến mất.
Nếu gặp phải trường hợp trẻ bị đau nhức, quấy khóc liên tục ảnh hưởng đến quá việc bú sữa,… thì cần đưa đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem liệu có bị nhiễm khuẩn hay không. Khi đó, bác sẽ thăm khám kỹ lưỡng và can thiệp kịp thời giúp bé có sức khỏe răng miệng và cơ thể tốt nhất.
Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ chính hoặc nhể nanh sữa. Thủ thuật này cần thực hiện chính xác để hạn chế tổn thương niêm mạc làm trẻ đau đớn nhiều hơn. Trước khi xử lý thì bác sĩ sẽ bôi một chút thuốc tê để giảm đau cho bé, sau đó sử dụng dụng cụ nhọn làm rách vỏ, nang sẽ tự vỡ ra và giải phóng chất màu trắng hay vàng nhạt. Khoảng 1 – 2 ngày sau đó thì lợi chỗ bị chích sẽ tự liền lại mà không can thiệp gì thêm.
Xem thêm:Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?
7. Một số vấn đề liên quan đến mọc nanh sữa ở trẻ
Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến tình trạng này được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.
7.1 Có nên nhổ nanh sữa cho bé không?
Trên thực tế, nanh sữa sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt. Trong trường hợp nanh nhiễm khuẩn gây đau cho trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ tới ngay địa chỉ nha khoa uy tín để chích hay nhổ nanh. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra chỉ định phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.
7.2 Có nên dùng thuốc bôi để trị nanh sữa không?
Các loại thuốc bôi để trị nanh sữa không nên được sử dụng tùy ý mà cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
7.2 Mọc nanh sữa có gây vàng da không?
Nanh sữa thực tế là triệu chứng ở lợi và không có liên quan gì đến chứng vàng da ở trẻ. Cả hai tình trạng này phần lớn đều lành tính và sẽ có xu hướng thuyên giảm sau một thời gian nếu ba mẹ chăm sóc cho bé đúng cách.
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ những thông tin quan trọng về nanh sữa ở trẻ sơ sinh, hy vọng có thể giúp ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc răng miệng cho bé. Nếu cần thêm bất cứ thông tin liên quan nào khác thì bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa