NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng mọc thừa ở trẻ em có nên nhổ không? Nhổ có nguy hiểm không?

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 17/09/2022 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2024

Răng mọc thừa ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp, một số răng thừa còn mọc ngầm trong xương nên không dễ dàng phát hiện mà chỉ có thể nhận biết qua chụp X-quang răng.

Răng mọc thừa ở trẻ em có nên nhổ không? Nhổ có nguy hiểm không?
Răng mọc thừa ở trẻ em có nên nhổ không? Nhổ có nguy hiểm không?

Răng mọc thừa ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp, một số răng thừa còn mọc ngầm trong cung hàm nên không dễ dàng phát hiện. Thông thường, khi chụp X-quang răng mới quan sát được là có răng mọc thừa, mọc ngược bên trong lợi hay không.

Khi đó, bác sĩ cũng sẽ có những chỉ định phù hợp để khắc phục triệt để răng mọc thừa. Vậy răng mọc thừa ở trẻ em có nên nhổ không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Răng mọc thừa ở trẻ em có nên nhổ không? Nhổ có nguy hiểm không?

1. Răng thừa ở trẻ em là thế nào?

Với hệ răng đầu tiên ở trẻ em là răng sữa thì sẽ có tổng là 20 chiếc răng chia đều cho hai hàm. Và đến giai đoạn thay răng thì răng sữa bắt đầu rụng đi và được thay thế thành răng vĩnh viễn, khi hoàn tất sẽ có 28 chiếc răng vĩnh viễn (chưa tính 4 răng khôn mọc ở giai đoạn trưởng thành).

Răng mọc thừa hay răng mọc dư là chiếc răng mọc thêm, không phải là những chiếc răng vốn có trong hệ răng của con người. Khi đó số lượng răng sẽ nhiều hơn so với tổng số răng sữa hoặc răng vĩnh viễn ở trên.

Răng mọc thừa khi số lượng răng nhiều hơn số răng vốn có

2. Răng thừa ở trẻ em thường xuất hiện vào giai đoạn nào?

Giai đoạn răng sữa ở trẻ em độ tuổi 0 - 6 tuổi thì gần như rất ít gặp tình trạng mọc răng thừa. Nếu có thì răng thừa lúc này cũng không cần điều trị gì, một số trường hợp phải can thiệp nếu răng gây đau nhức, viêm nhiễm.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp khi những chiếc răng sữa dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn ở độ tuổi 6 -12 tuổi. Đây là thời điểm hay phát hiện răng thừa nhất, nếu răng thừa có hướng mọc thuận lợi thì nó sẽ mọc lên cùng lúc với các răng vĩnh viễn bên cạnh.

Ngoài ra, khi đã mọc hoàn tất hàm răng vĩnh viễn sau 12 tuổi thì vẫn có thể gặp phải răng mọc thừa. Lúc này, răng thừa thường gặp nhất sẽ có 2 dạng là răng thừa đã mọc hoặc răng nằm ngầm trong xương. Trường hợp răng thừa mọc ngầm chỉ phát hiện được qua chụp X-quang và giải pháp điều trị cũng phức tạp hơn răng thừa đã mọc lên bình thường.

Răng thừa ở trẻ em có thể xuất hiện ở 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn răng sữa (0 - 6 tuổi)

  • Rất ít gặp tình trạng mọc răng thừa.
  • Thường không cần điều trị. Tuy nhiên, can thiệp y tế có thể cần thiết nếu răng thừa gây đau nhức hoặc viêm nhiễm.

Giai đoạn răng hỗn hợp (6 - 12 tuổi)

  • Giai đoạn phổ biến nhất phát hiện răng thừa.
  • Nếu răng thừa có hướng mọc thuận lợi, nó sẽ mọc cùng lúc với các răng vĩnh viễn bên cạnh.
  • Các trường hợp răng thừa phức tạp có thể cần theo dõi hoặc điều trị.

Giai đoạn răng vĩnh viễn (sau 12 tuổi)

  • Vẫn có thể gặp răng thừa, thường dưới hai dạng:
    • Răng thừa đã mọc: Thường dễ phát hiện và xử lý hơn.
    • Răng thừa mọc ngầm: Chỉ phát hiện qua chụp X-quang và thường điều trị phức tạp hơn.
Răng mọc thừa thường gặp ở giai đoạn trẻ thay răng sữa

3. Răng thừa nào thường gặp nhất ở trẻ?

Các vị trí mọc răng thừa hay gặp nhất ở trẻ là răng gần hai răng cửa hoặc răng mọc thừa xuất hiện ở vùng răng cối nhỏ:

 Răng gần hai răng cửaRăng ở vùng răng cối nhỏ
Độ tuổiThường gặp ở độ tuổi 6 – 8 tuổi, khi răng cửa sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễnThường xuất hiện trong giai đoạn răng hỗn hợp.
Đặc điểm
  • Hình dáng bất thường.
  • Mọc chen chúc giữa hai răng cửa.
  • Hướng mọc: lệch vào trong, lệch ra ngoài hoặc nhú lên phía trên răng cửa.
  • Hình dạng tương tự răng cối thứ 3.
  • Hướng mọc: thẳng hàng, lệch ra ngoài, hoặc lệch vào trong so với hai răng cối nhỏ còn lại.

 

Răng mọc thừa vùng răng cối thứ 3

Các trường hợp răng mọc thừa ở trẻ em được phát hiện muộn hơn nữa thì hầu như là tình trạng răng mọc ngầm nằm trong cung hàm.

Khác hoàn toàn với những chiếc răng mọc lên trên nướu thì chiếc răng này không dễ nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua chụp X-quang răng.  

4. Có nên nhổ răng mọc thừa ở trẻ em không?

4.1. Hậu quả khi răng mọc thừa ở trẻ

Đúng với tên gọi “răng mọc thừa” thì chiếc răng này không có bất kỳ chức năng gì trên cung hàm, thậm chí nó còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe răng miệng.

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở răng miệng của trẻ khi có răng mọc thừa:

  • Làm xáo trộn sự mọc răng ở trẻ, răng mọc thừa ở vị trí răng vĩnh viễn sẽ khiến chiếc răng đó bị cản trở, răng mọc chậm, mọc lệch lạc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
  • Răng mọc thừa ở trẻ có hình dạng bất thường làm hàm răng mất cân đối, các răng chen chúc, sai khớp cắn.
  • Trường hợp nghiêm trọng khi xuất hiện răng thừa đôi (2 răng mọc thừa cạnh nhau) có thể dẫn đến một số bệnh lý nang quanh thân răng, nhiễm trùng áp xe răng và có thể gây viêm nhiễm và sâu hỏng các răng kế cận.

Chính vì những lý do trên nên nếu phát hiện răng mọc thừa ở trẻ em thì hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng, đặc biệt là những chiếc răng đã gây đau nhức và biến chứng.

4.2. Trường hợp không nhổ răng mọc thừa

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nhổ răng mọc thừa mà giữ lại để theo dõi, cụ thể là:

  • Răng thừa mọc cùng với các răng vĩnh viễn khác, nằm thẳng hàng và ổn định trên cung răng, không gây xáo trộn về mặt khớp cắn hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng.
  • Răng thừa không gây nhồi nhét thức ăn, viêm nướu và không liên quan đến bất kỳ một bệnh lý nào cần phải điều trị.
  • Không nhổ răng mọc thừa ở trẻ em nếu việc nhổ răng gây nguy hại đến các răng liên quan hoặc gây biến chứng nghiêm trọng.
Nhổ răng thừa ở trẻ em khi có chỉ định của bác sĩ

Nhổ răng mọc thừa cho trẻ em sẽ diễn ra nhẹ nhàng, an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Bố mẹ không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà bởi chiếc răng thừa mọc khá phức tạp, đặc biệt là mọc thừa mọc gần răng hàm. Nếu nhổ không đúng kỹ thuật thì dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể.

5. Làm sao để phát hiện răng mọc thừa đúng thời điểm?

Để phát hiện răng mọc thừa đúng thời điểm, cha mẹ có thể lưu ý những điều dưới đây:

5.1. Quan sát răng mọc trên cung hàm

Khi răng mọc thừa đã mọc lên, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát và đánh giá:

  • Răng thừa có hình dáng bất thường.
  • Mọc lệch, sai vị trí so với các răng vĩnh viễn.
  • Thường xuất hiện ở vùng khẩu cái hàm trên, mặt trong hoặc mặt ngoài của xương hàm.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khó phân biệt với răng vĩnh viễn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn cách xử trí.

5.2. Dựa vào sự phát triển của răng vĩnh viễn

Một số dấu hiệu bất thường trong giai đoạn răng hỗn hợp có thể giúp cha mẹ phát hiện răng thừa như:

  • Răng cửa giữa hàm trên chưa mọc hoặc mọc lệch bất thường ở độ tuổi thay răng (khoảng 7 – 8 tuổi).
  • Răng thừa có thể gây chậm trễ sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

5.3. Khám răng định kỳ

Việc khám răng định kỳ thường xuyên cho trẻ sẽ mang lại lợi ích:

  • Theo dõi sự phát triển của răng, đặc biệt trong giai đoạn thay răng sữa.
  • Phát hiện sớm các bất thường, bao gồm răng thừa.
  • Đảm bảo hàm răng phát triển khỏe mạnh, đều đẹp và đúng khớp cắn.

Đặc biệt trong giai đoạn răng hỗn hợp, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kì để được kiểm tra.

Nội dung chính
© 2025 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube